Theo dân xã Long Khám thì tục tranh cướp cây mộc tất nhắc lại sự tích
thần phá đồn giặc Man ở Đại Lịch.
Cướp bị gậy
Thành hoàng làng Xuân Ái, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc),
cũng làm nghề hành khất như Thành hoàng làng Yên Xá cùng huyện đã
nói ở trên. Làng này hàng năm mở hội hai lần, về mùa xuân vào ngày 12
tháng Giêng và về mùa thu từ mồng 10 đến 15 tháng Tám.
Về mùa xuân, hội làng có Hát Quan họ, thi dệt vải, về mùa Thu, hội làng
ngoài các cuộc rước xách tế lễ có tục CƯỚP BỊ GẬY vào đêm rã đám.
Bị làm bằng cói chiếu[3], còn gậy làm bằng gỗ và sơn đỏ. Bị gậy tượng
trưng cho nghề hành khất của vị Thành hoàng.
Đêm hôm rã đám, dân làng tề tựu cả ở sân đình để dự cuộc tế thần. Tế
xong, một hồi trống nổi lên. Dứt tiếng trống, ông chủ tế hạ bị gậy từ bàn
thờ xuống và vứt ra sân đình.
Lập tức dân làng xô nhau vào cướp, mạnh ai nấy chen nhau và cố giằng
cho được chiếc bị hoặc chiếc gậy. Một người cướp được, năm bảy người
khác kéo lại, cuộc tranh cướp xô xát rất lâu. Dân làng ai cũng hăng hái,
khiến cho chiếc bị bị giằng co, rách làm nhiều mảnh. Mỗi người cố cướp
cố giật làm sao cho được một mảnh của chiếc bị, giật được là chạy thẳng
về nhà cất kỹ, xem là một báu vật. Họ tin rằng, chỉ được một mảnh chiếc
bị thôi cũng đã khước lắm rồi, mảnh bị này có phép nhiệm mầu trị được
bệnh tật và giúp đỡ gia đình người lưu giữ làm ăn phát đạt. Và chiếc gậy
cũng vậy, cũng có phép mầu nhiệm như những mảnh của chiếc bị.
Dân làng Xuân Ái, tục gọi là làng Sói, tin rằng nếu hàng năm không tổ
chức cuộc cướp bị gậy trong làng sẽ có sự bất yên.
Tục đấm nhau
Tục này thuộc thôn Thượng xã Duyên Tục, phủ Tiên Hưng tỉnh Thái
Bình. Thôn này thờ vị Thành hoàng tục gọi là Thần Đấm. Thần Đấm xưa