NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 487

Ba xã đánh một

Về tục này, ông Lê Văn Hảo viết:

''Thần tích các xã này không rõ ra sao chỉ biết mỗi năm có tục cổ đánh
nhau như sau:

''Ngày mồng bốn tháng Giêng, trai gái, già trẻ ba xã Yên Lũng, Vân
Lũng, Yên Thọ kéo nhau đến đầu xã Thượng Ốc khiêu khích và chửi rủa
những bô lão ba thôn trong xã ấy là thôn Yên Hạ, thôn Ngự Cầu và thôn
Đào Nguyên; người ba thôn đều nhịn. Hôm sau, ngày 5 vào khoảng 11
giờ trưa, dân ba xã lại đến, thấy có cây cỏ rau đậu thì bứt nhổ, phá phách
người ba thôn vẫn im nhịn. Hôm sau, ngày 6 dân ba xã lại đến chặt cây
phá luỹ tre của xã Thượng Ốc, người của ba thôn trong xã cũng vẫn nhịn.
Hôm sau, ngày 7 dân ba xã lại đến kêu tên họ những người kỳ mục của
ba thôn mà chửi, dân ba thôn cũng vẫn nhịn, nhưng đến ngày 8 tháng
Giêng, dân ba xã kia gọi đến tên hiệu Thành hoàng của xã Thượng Ốc để
chửi. Người ba thôn không nhịn nữa xông ra đánh nhau kịch liệt với dân
ba xã kia. Sau đó ai trở về xã nấy, không mang thù oán, không kiện tụng.
Khẩu truyền cho rằng không cử hành nghi thức chiến đấu này thì dân
bốn xã không được yên ổn phát đạt.

''Mấy xã Yên Lũng, Vân Lũng, Phú Lũng, Ngãi Cầu (Hà Đông) (Hà Tây)
cũng có tục cổ ba xã đánh nhau với một xã tương tự như trên.''

Trai gái hát đối đáp rồi đánh nhau

Trai gái thanh niên xã Bồng Trưng, phủ Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa có tục
hát trống quân với nhau đêm trung thu. Đêm đó, tất cả già trẻ trai gái
trong làng đều tụ họp ở đầu thôn xóm cùng ngắm trăng. Trai gái chia làm
hai phường nam nữ ngồi hai bên, ở giữa có chiếc trống đất, cũng được
dân làng gọi là trống quân; hai bên hát đối đáp với nhau.

Cuộc hát bắt đầu bằng những câu lịch sự, rồi chuyển sang những câu vui
đùa. Hai bên vui cười, qua lời ca tiếng hát nhưng dần về sau, từ vui đùa,
những câu hát chuyển sang khích bác, và lời ca của đôi bên biến thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.