che bếp để giữ ngọn lửa được điều hòa, không bị gió lùa đưa ra ngoài
bếp làm cho tắt bếp.
Lửa giữ đều, nước trong nồi sôi đều, gạo trong nồi nở đều tất nhiên cơm
phải ngon, xôi phải dẻo. Các cô cũng được sự chỉ dẫn am tường của các
bà mẹ về cách ước lượng thời gian từ lúc nước sôi đổ gạo vào chõ, chét
nồi đáy cho kín cho đến khi xôi được chín dẻo đúng mức. Để khỏi sai
lầm, các cô dùng những nén hương đốt cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã
vừa chín chưa!
Trong lúc các trinh nữ thí sinh làm bài thi ở dưới đầm, ở trên bãi Giang
Đình, dân làng và cả dân các xã lân cận đông đúc đứng xem, trong số đó
có rất nhiều bà mẹ đã từng huấn luyện cho con gái, sốt ruột chờ kết quả
của chõ xôi, nồi cơm của con.
Kết quả bao giờ cũng tốt đẹp, thường thì nồi cơm nào cũng ngon, chõ xôi
nào cũng dẻo, tài bếp núc của các cô đã được công nhận qua buổi thi này,
và nhờ buổi thi này có nhiều cô được lọt vào mắt nhiều bà mẹ đang kén
vợ cho con trai.
Thi thổi cơm và đồ xôi dưới thuyền nan chòng chành, giữa mưa phùn,
giữa trời gió, không phải các cụ chỉ có một mục đích khảo việc nội trợ
của các cô, chính ra đây cũng là một cuộc thử thách về lòng kiên nhẫn,
về sự ứng phó với hoàn cảnh và nhất là về sự bình tĩnh của các cô trước
mọi khó khăn, những khó khăn có thể làm cho các cô bối rối thổi hỏng
nồi cơm, đồ hỏng nồi xôi, nhất là các cô biết trên bờ đầm có hàng trăm
ngàn cơm mắt đang chú ý theo dõi công việc mình làm, trong đó có cả
cặp mắt của một chàng trai nào đang theo đuổi mình.
Thi thổi cơm tại làng Chuông
Làng Chuông tỉnh Hà Đông (Hà Tây), hàng năm cũng mở hội vào dịp
đầu xuân, chúng tôi rất tiếc không nhớ rõ ngày nào, và trong những ngày
hội cũng có tục thổi cơm thi.