NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 521

Trong các cuộc thi thổi cơm, thường bao giờ, tiêu chuẩn để ấn định giải
thưởng cũng là cơm dẻo và ngon, nhưng đặc biệt tại làng Tích Sơn,
huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú), nồi cơm thi ở đây muốn
được chấm giải phải là nồi cơm mịn và chắc như cơm nắm.

Làng Tích Sơn mở hội vào mồng 4 tháng Giêng âm lịch mỗi năm và
cuộc thổi cơm thi được tổ chức vào ngay buổi sáng.

Chắc quý vị ai cũng thừa hiểu cơm nắm là thế nào? Cơm thổi chín,
người ta dùng khăn nấm lại thành nắm cho chắc cho mịn. Những người
đi làm xa, buổi trưa không về ăn cơm nhà thường mang theo cơm nắm
với thức ăn. Cơm nắm dễ ăn hơn cơm nguội, dù không có thức ăn, chỉ
cần một nắm muối vừng cũng đủ. Cơm nắm ăn lại có vị bùi của hạt cơm
được lén chặt, có vị ngọt của cơm, ăn cơm nắm bao giờ cũng phải nhai
kỹ. Trong những gia đình, bố mẹ bận đi làm, đi chợ suốt ngày, từ sáng
đến tới, mỗi buổi sáng người mẹ đã nắm sẵn cho lũ con nắm cơm, và
trước khi đi không bao giờ quên dặn lũ con:

- Trưa đói chị lấy cơm nắm cho các em ăn với thịt rim!

Và người mẹ đã sung sướng bao nhiêu, nếu một buổi chiều đi chợ về, có
một đứa con khoe:

- Ăn cơm nắm với thịt rim ngon lắm mẹ ạ! Vừa bùi, vừa dẻo lại vừa đậm
đậm.

Cơm nắm (cơm vắt) đi vào đời sống người dân, nắm cơm cho chắc cho
ngon cũng là một điểm thi khéo của bà nội trợ! Phải chăng vì thế mà dân
làng Tích Sơn thi thổi cơm, nhưng lại bắt buộc các thi sinh phải biến nồi
cơm của mình thành nồi cơm nắm.

Ở đây, người ta không thổi cơm thi ngay tại hội, người ta thổi trước ở
nhà và chỉ mang nồi cơm ra đình dự thi.

Dân làng Tích Sơn có một lối thổi cơm đặc biệt. Nồi cơm chín nhưng
không bao giờ có cháy và róc nồi một cách lạ lùng. Họ thổi cơm bằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.