NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 107

105

Diện hình và Tổ chức

tổ ChứC làNg xã Sau tháNg 8-1945

(1)

chính quyền pháp bị lật đổ, nhưng việc tổ chức làng xã Việt

nam vẫn được duy trì trong khi người nhật thay thế người pháp
tại Đông Dương. Mãi cho tới tháng 8-1945, Việt Minh nắm
quyền, việc tổ chức làng xã mới được sửa đổi lại.

Việc tổ chức làng xã tại Việt nam, Việt Minh căn cứ vào bản

hiến pháp năm 1946 chia nước Việt nam thành kỳ, tỉnh, thị xã
tại các vùng đô thị, huyện và xã tại các vùng quê. Không có
tổng, đơn vị giữa làng và huyện như trước.

Mỗi xã bất kể Trung, nam, Bắc có hai cơ quan đại diện là

Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính. Hội đồng nhân dân
do phổ thông đầu phiếu bầu lên, và hội đồng này lại tự bầu lấy
Ủy ban Hành chính.

Tùy theo dân số, Ủy ban nhân dân gồm từ 18 đến 25 nhân

viên từ năm tới bảy nhân viên dự khuyết.

những điều kiện ứng cử và bầu cử đều nhất loạt thay đổi. Bất

cứ ai, 18 tuổi trở lên đều được ứng cử và bầu cử. Điều kiện cư
trú cũng rút, ứng cử thì sáu tháng, bầu cử thì ba tháng.

Ủy ban Hành chính xã gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch,

một thủ quỹ, một thư ký, một ủy viên phụ trách việc duy trì an
ninh và hai ủy viên dự khuyết.

Theo nguyên tắc, ai đủ điều kiện cũng được ứng cử vào Ủy

ban nhân dân.

cuộc bầu cử Ủy ban Hành chính xã phải được Ủy ban cấp

tỉnh chấp thuận mới có hiệu lực.

cũng như dưới thời pháp thuộc, mọi quyết định của Hội đồng

nhân dân xã phải được phê chuẩn của cấp tỉnh mới có giá trị,
tuy rằng nhân dân theo nguyên tắc có quyền phế bỏ Hội đồng
nhân dân để đòi bầu cử lại.

1. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (sau Cách mạng tháng 8-1945)

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.