103
Diện hình và Tổ chức
chánh xã tại Trung Việt do chỉ dụ 5-1-1942 của Hoàng đế Việt
nam. chỉ dụ Hoàng đế ký, nhưng nội dung do chính quyền
pháp sửa soạn.
chỉ dụ 1942 về tổ chức hành chánh xã tại Trung Việt dựa trên
những điều khoản của đạo Dụ 1941 về tổ chức làng xã tại Bắc
Việt, nghĩa là công việc quản trị trong làng do hội đồng Kỳ hào.
Trước đây, tại các xã vẫn có một Hội đồng Kỳ hào, nhưng
việc tuyển lựa các hội viên hoàn toàn do tục lệ mỗi xã quy định,
do đó sự kiểm soát của các cấp trên hầu như vô hiệu. Với đạo
dụ 1942, những điều kiện để tham dự Hội đồng Kỳ hào được ấn
định rõ ràng cũng như thành phần của hội đồng này.
Muốn tham dự Hội đồng Kỳ hào phải là dân xã lương thiện
không can án, trung thành với chính phủ Nam triều và chính phủ
Bảo hộ,
có phẩm hàm, có khoa cử, tổng lý và ngũ hương, cựu
tổng lý và ngũ hương đã từ dịch sau ba năm làm việc.
Hội đồng Kỳ hào ủy quyền cho một Ủy ban Thường trực để
giải quyết các công việc thường xuyên của xã - xã nào cũng có
Ủy ban, không giống như ở Bắc Việt chỉ những xã lớn mới có.
cơ quan chấp hành của xã gồm lý trưởng, có phó lý và năm
viên chức thừa hành gọi là ngũ hương giúp việc. ngũ hương là:
Hương bộ:
có nhiệm vụ quản thủ văn khố xã.
Hương bản: giữ quỹ của xã.
Hương kiểm: giữ nhiệm vụ cảnh sát hành chánh và tư pháp
trong làng.
Hương mục: trông coi, tu bổ các công sở, đường sá trong làng.
Hương dịch: thông tin xã và vệ sinh trong thôn.
Lý trưởng trước đây do dân bầu, với chế độ 1942 việc bầu cử
được thay thế bằng phương pháp đương nhiên chỉ định bởi vị
nam quan đầu tỉnh sau khi đã thỏa hiệp với vị công sứ pháp.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn