Làng xóm Việt Nam
102
thường chỉ có bầu cử phó lý, còn Lý trưởng là do các phó lý
được tuyển nhiệm lên.
Mọi việc bổ nhiệm các hương chức này đều do vị tỉnh hiến
Việt nam và phải được sự chuẩn y của viên công sứ pháp, duy
chỉ có Trương tuần thì do Hội đồng Kỳ hào tuyển lựa theo tục
lệ trong làng.
Việc cải cách này cũng không mấy làm hài lòng dân chúng,
tuy giai cấp trung lưu được tham dự nhiều vào công việc hàng xã,
nhưng những nhân viên thừa hành, nhất là các Lý, phó trưởng,
chưởng hạ, hộ lại và thư ký, với sự kiểm soát chặt chẽ, với sự
chỉ định thay cho việc bầu cử, người pháp đã nắm chặt quyền
quản trị làng xã trong tay, và những người được chỉ định muốn
làm hài lòng quan trên để hy vọng được chỉ định vào chức vụ
khác, như phó lý được chỉ định Lý trưởng, thường là những tay
sai trung thành của pháp, và luôn luôn trung thành với chính
phủ Bảo hộ, tức là đi ngược lại quyền dân. Sự chống đối trong
dân chúng vẫn ngấm ngầm cho đến ngày 9-3-1945, ngày chính
quyền pháp ở Đông Dương bị lật đổ do quân đội nhật Bản.
TạI TRuNg VIỆT
Trung Việt tức là Trung kỳ dưới thời pháp thuộc. Tuy là một
xứ bảo hộ, cũng như Bắc Việt, nhưng ở đây có Triều đình Huế
với danh nghĩa cầm đầu Quốc gia dưới chính quyền Bảo hộ, nên
người pháp tuy muốn xâm nhập vào các công việc của người
nam vẫn phải tôn trọng quyền cai trị của các nam quan và chỉ
đành thiết lập những phương tiện để kiểm soát sự cai trị này.
Tôn trọng quyền cai trị của các nam quan, người pháp không
dám vội vàng động tới việc cải cách các cơ cấu làng xã để nhúng
tay vào việc quản lý những đơn vị căn bản này.
Họ phải đợi cho tới năm 1942 mới bắt đầu cải tổ nền hành
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn