147
Diện hình và Tổ chức
Dù làm khoán hay ăn công ngày, người thợ vùng quê bao
giờ cũng làm tận tâm và kỹ lưỡng như nhau, ít khi có sự dối trá
trong công việc. Họ cần phải giữ lấy tín nhiệm, vì thường công
việc chỉ nhận ở trong làng hoặc các làng lân cận, nếu người thợ
nào làm ăn không đứng đắn, cả vùng sẽ biết, và như vậy sẽ rất
khó làm ăn, bởi lẽ không ai muốn mượn người thiếu cẩn thận.
Và đã làm việc là phải vất vả, làm khoán hay làm ăn công
ngày cũng vậy. chính sự vất vả này nó điều hành nếp sống
hàng ngày của người dân quê. Ở nhà quê ít ai ăn không ngồi
rồi. những người ăn không ngồi rồi chỉ là những người không
có nghề nghiệp, và như vậy thường bị dân làng coi là làm biếng,
và nhìn bằng một con mắt rất ít thiện cảm.
ngoài những bọn thợ đi nhận việc làm, còn những thợ làm
việc ngay tại nhà, hoặc mở một cửa hàng ở một nơi nhất định.
ngoài thợ rèn mở lò rèn ở quán đầu làng hay ở một gian lều
chợ làng, sáng ngày phải dậy sớm ra nhóm lò thổi bễ; một vài
người thợ kim hoàn trong vùng mở ngôi hàng hàng bạc ở ngay
trong làng, người làng cũng như dân chúng các làng xã quanh
vùng tới đánh đồ trang sức; một vài người thợ may mở những
tiệm may nho nhỏ. Thợ may cũng có người mang kim mang
kéo tới khâu vá tại các nhà trong làng. Đó là những người thợ
kém dồi dào về mặt tiền nong, không thể có được một cửa hàng,
không có nổi một máy khâu, phải khâu tay, đi nhận việc khâu.
Thường thợ thuyền phần nhiều là đàn ông, duy chỉ có thợ
may, có một thiểu số là phụ nữ, và thiểu số này thường đi nhận
việc khâu tại ngay trong xã.
ngoài các nghề với các thợ thuyền nói trên, cũng còn nhiều
nghề khác như thợ nhuộm, thợ đóng cối v.v... những thợ này
thường làm việc ở nhà như thợ nhuộm thợ thêu, hoặc đi tới các
nhà để làm việc như thợ đóng cối, thợ hàn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn