149
Diện hình và Tổ chức
Ở làng xã rất ít người buôn bán lớn, và phần lớn chỉ là đàn
bà, họa mới thấy mặt nam giới trong việc buôn bán này.
... Chốn nhà quê, nơi nào không có ruộng nương, không có
nghề gì thì xoay ra làm hàng xay hàng xáo, lái trâu, lái bò,
hoặc bán hàng quà, hàng bánh, kiếm ít lời đầu tôm râu cá, về
nhà cơm rau cơm cháo cho qua ngày. Nhà nào có được một vài
trăm bạc, bỏ ra vốn đồng vốn để, hoặc chứa thóc chứa gạo, đồng
lúa rẻ bán lúa đắt, cầm bát họ bát hàng, đã kể là nhà phong
vận hơn người.
(1)
Vì buôn bán nhỏ, vì không khuếch trương thương nghiệp như
các thương gia tại đô thị ngày nay, nên những người buôn bán ở
vùng quê thật là vất vả với sự cực nhọc không kém thợ thuyền
hay những nông dân cày sâu cuốc bẫm.
cũng như những người trong làng, những người buôn bán,
thường là đàn bà, phải dậy sớm theo tiếng gà gáy.
Dậy để lo thổi cơm nước, cơm nước để mình mang đi chợ, và
cơm nước để chồng con ăn bữa sáng. Ở hoàn cảnh này cũng như
ở bất cứ hoàn cảnh nào, người đàn bà Việt nam bao giờ cũng
thương chồng, thương con, lo tròn bổn phận đối với chồng con.
Trong lúc chồng con còn đang ngủ, nàng đã dậy sớm hơn,
vo gạo thổi cơm, làm thức ăn. Khi mọi công việc xong xuôi,
nàng sắp sẵn mâm bát để lát nữa chồng con dậy thì cơm nóng
đó, canh ngọt đó, chồng con chỉ có việc ăn, sau đó các con lớn
sẽ lo việc dọn mâm bát.
Riêng phần nàng, cơm đã chín, canh đã nấu, nàng ăn vội vàng
vài bát cho no bụng lấy sức để còn quay gánh đi bộ trên quãng
đường có khi dài tới hai chục cây số.
Một phụ nữ ở làng phú Thị, huyện Lập Thạch mà đi chợ tỉnh
1. Phan Kế Bính. - Việt Nam Phong Tục. - Đông Dương Tạp chí, 1914.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn