Làng xóm Việt Nam
148
Trong lúc người thợ làm việc của nghề nghiệp, thường có khi
vợ con phụ, hoặc vợ con lại làm công việc khác.
Việc làm ăn thật là đầu tắt mặt tối, nhưng nhất nghệ tinh,
nhất thân vinh,
dù không sung túc cũng không phải sở cậy tới
người khác.
nếu giá trị con người ở chỗ biết tự trọng, người dân quê Việt
nam bao giờ cũng là những người biết giữ giá trị của mình, lo
làm lo ăn để khỏi là một ký sinh trùng ăn bám vào xã hội.
Gia đình thợ thuyền so với gia đình nông dân, sự vất vả cũng
tương đương, và tùy nghề, có người dư dật và có người quanh
năm chỉ đủ ăn và đủ đóng góp với dân làng để dự phần vào
những cuộc sinh hoạt chung của làng.
gIA ĐìNh BuÔN BáN
Đúng như nhận xét của sử gia Trần Trọng Kim, việc buôn
bán của ta xưa kia kém cỏi lắm... Nếu nói rằng sự buôn bán
lớn không có ở người Việt Nam thời trước, cũng không phải là
nói sai. Ta vẫn hằng nói “phi thương bất phú”, nhưng trên thực
tế, những doanh thương lớn tại nước ta trước đây đều là người
ngoại quốc, nhất là người Trung hoa, còn người Việt Nam ta
chỉ buôn bán quanh quẩn, và người nào có một vài chiếc thuyền
mua hàng nơi này bán nơi khác đã được coi là hạng thương gia
đáng kể rồi, và số người này tại các làng cũng chẳng bao nhiêu.
Việc buôn bán của ta kém cỏi vì người mình cả đời không đi
đến đấu, chỉ quanh quẩn ở trong nước, buôn bán những hàng
hóa lặt vặt.
(1)
Gia dĩ, phần lớn, việc buôn bán ta lại chỉ giao cho
đàn bà, khác hẳn ngày nay, đã nhiều đàn ông nắm lấy thương
trường để cạnh tranh với ngoại kiều.
1. Trần Trọng Kim. - Sách đã dẫn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn