NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 221

219

Diện hình và Tổ chức

Mỗi mùa, khi lúa chín gặt xong, đã được phơi khô quạt sạch,

các chủ ruộng phải nộp vào kho nghĩa sương một phần bốn
mươi số lúa của mình.

Tổng cộng tất cả số lúa do dân làng nộp được chia làm ba

phần, hai phần nộp vào kho nghĩa sương, còn một phần đem
phân chia cho các tuần phiên trong làng.

Dân làng phải nộp lúa vào kho nghĩa sương, số lúa nộp này

coi như trả tiền công cho làng vì làng phải canh giữ đồng ruộng
để mùa màng không bị gặt trộm và làng cũng đã gìn giữ an ninh
cho các chủ ruộng. Hơn nữa dân làng phải có bổn phận đối với
những người cùng túng, nộp lúa nghĩa sương để làng giúp đỡ họ.

Lúa nộp phải chia cho tuần phiên một phần ba vì chính tuần

phiên là những người chịu trách nhiệm về lúa thóc ở ngoài đồng.
Số lúa tuần phiên được hưởng coi như tiền công của họ.

nhiều nơi thay vì trả lúa cho tuần phiên, làng đã trả tiền và

tất cả số lúa đều nộp vào kho nghĩa sương, như vậy kho lúa
luôn luôn dư dật. Tuy nhiên không phải số lúa dự trữ trong kho
không có giới hạn nào, thường mỗi làng chỉ dự trữ một số lúa
tối đa là bao nhiêu, trên số tối đa này, dân làng sẽ đem bán lấy
tiền gửi ngân hàng, hoặc kho bạc hàng tỉnh.

Tại nhiều nơi, dân làng nhờ các chủ có nhiều ruộng vào bậc

phú hào cho kho nghĩa sương vay tiền hoặc vay thóc, người chủ
thủ phải làm giấy biên nhận.

Tiền có thể đem mua thóc tích vào nghĩa sương lúc dân làng

mới gặt xong cần tiền đem bán, và đến khi dân làng cần mua
thóc vào những vụ giáp hạt, kho nghĩa sương lại bán thóc ra,
thóc bán theo giá hạ hơn giá chợ, tiền lời thuộc kho nghĩa sương,
như vậy kho nghĩa sương vừa sinh lời lại vừa giúp đỡ được dân
làng: khi dân làng bán, kho mua theo giá chợ, dân làng không

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.