221
Diện hình và Tổ chức
Mỗi năm dân làng tính sổ một lần để biết rõ số chi thu xuất
nhập.
Thường thóc nghĩa sương chỉ dùng để nuôi binh lính, tư cấp
cho kẻ nghèo đói.
Số chi thu xuất nhập này, Hội đồng làng phải hội tính và lập
thành hai quyển sổ, đem trình quan tỉnh để lấy sự phê duyệt.
phê duyệt xong, một quyển lưu lại tỉnh đường tức văn phòng
của vị tỉnh hiến như Bố chánh, Tuần phủ, Tuần Vũ hoặc Tổng
đốc tùy theo từng tỉnh. Quyển thứ hai, tỉnh đường trao trả cho
dân làng để Hội đồng làng giữ hoặc giao cho chủ thủ.
Tỉnh đường luôn luôn theo dõi các kho nghĩa sương tại các
xã để kiểm soát việc sử dụng và để ngăn chặn mọi sự gian lận
có thể xảy ra được.
những năm mất mùa, muốn xuất lúa nghĩa sương để lo việc
cứu trợ những người nghèo túng, hoặc cho các chủ ruộng vay
làm mùa, dân làng phải trình cho tỉnh đường rõ.
Thóc nghĩa sương của làng nào, dân làng ấy sử dụng, chỉ trợ
cấp cho dân nghèo trong làng cũng như chỉ cho các chủ ruộng
kém sung túc ở trong làng vay làm mùa.
những chủ ruộng vay thóc nghĩa sương làm mùa hoặc phải
chịu một số lãi rất nhẹ, hoặc được dân làng cho vay không lời.
Thóc nghĩa sương không ai được xâm phạm tới một cách bất
chính, nếu có sự xâm phạm, người xâm phạm phải chịu lỗi, và
nếu người nào cố ý lấy thóc lúa nghĩa sương, dân làng có quyền
cáo với quan trên để bắt hoàn lại. nếu người lấy thóc không
chịu hoàn lại, dân làng có quyền tịch sản để lấy cho đủ số thóc
bị xâm phạm.
Kho nghĩa sương rất ích lợi đối với dân làng. nhiều làng không
có ruộng công, nhưng dân làng cũng cố lập ra kho nghĩa sương
để có một số thóc dự trữ cứu trợ dân làng của những giúp các
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn