Làng xóm Việt Nam
222
chủ ruộng có thóc làm mùa khi cần thiết. Bất cứ ai trong làng,
đàn ông hoặc đàn bà giúp đỡ được bao nhiêu thóc lúa cho dân
làng, dân làng đều chứa vào kho và đều có sổ sách phân minh.
Dù không có ruộng công, nhưng khi dân làng quyết tâm gây
dựng kho nghĩa sương những xã này cũng có đủ thóc lúa cần
dùng, chẳng kém chi các xã khác.
Với kho nghĩa sương, tinh thần hòa đồng tương trợ của người
dân quê Việt nam càng được chứng tỏ. nghĩa tương bảo, tương
phù trì và giúp đỡ lẫn nhau trong những năm đói kém, cũng như
những khi hoạn nạn, thật là những điều hay trong thuần phong
mỹ tục của ta vậy.
ĐIều ướC NghĩA SươNg
nghĩa sương được lập nên, phải có những điều ước để bảo
đảm việc quản trị, cũng như để ấn định lệ thu xuất. Điều ước
nghĩa sương mỗi làng mỗi khác, sự khác biệt tùy theo xã giàu
nghèo, nhưng những điểm chính về mục đích, về điều hành căn
bản thì thường có sự tương tự như nhau tại các xã.
Trong Việt Nam Phong Tục, phan Kế Bính tiên sinh có lục sao
lại điều ước nghĩa sương của xã Đề Kiều tỉnh Bắc ninh (Hà Bắc).
Xã Đề Kiều, nhất xã tứ thôn, gồm các thôn: Thượng Thôn,
Hạ Thôn, châu Mỹ, và Điện Tiền. Điều ước nghĩa sương của
làng áp dụng chung cho cả bốn thôn này.
Để bạn đọc tiện việc tra cứu, xin lục lại dưới đây bản điều
ước nghĩa sương nói trên:
Điều thứ 1. Nghĩa sương của bản xã, chung cả bốn thôn:
Thượng Thôn, hạ Thôn, Châu Mỹ, Diện Tiền. Cứ chiếu điền
bạ ra ai cầy cấy ruộng công hay ruộng tư trong bản xã, phải
góp vào nghĩa sương mỗi sào một đấu thóc, mỗi mẫu mười đấu,
mỗi năm thu một lần. (Đấu thì cứ cân trung bình một cân sáu
lạng vào một đấu).
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn