Làng xóm Việt Nam
220
phải bán rẻ thóc; khi dân làng cần mua lại mua trở lại và không
phải chịu giá đắt.
Số lúa bán ra có giới hạn, và bao giờ trong kho cũng phải
có sẵn một số lúa dự trữ tối thiểu do điều ước nghĩa sương của
làng ấn định, và số dự trữ này để dành chỉ cấp phát cho dân làng
nghèo đói vào những năm mất mùa hoặc có dịch lệ.
Tiền vay của các nhà phú hào, kho nghĩa sương phải thanh
toán sau ba năm. Thóc cũng vậy, sau ba năm phải trả lại cho
các chủ ruộng số thóc vay, hoặc tiền thóc tính theo thời giá.
các nhà phú hào, tiền dư của để, tuy là cho kho nghĩa sương vay,
nhưng chính thật là đã làm một việc nghĩa để giúp đỡ dân làng.
Thóc ở kho nghĩa sương, ngoài các số thóc của chủ ruộng,
thóc vay của các nhà phú hào, còn là thóc do các ruộng công
nộp vào.
Ở nhiều xã có lệ trích ra một phần mười tổng số ruộng công
để làm ruộng nghĩa sương, thí dụ như làng có 100 mẫu ruộng
công, 10 mẫu được dành làm ruộng nghĩa sương. Thóc lúa thuộc
các ruộng nghĩa sương, khi gặt được đều đem nộp hết vào kho.
Ruộng nghĩa sương do cả làng chung lưng đấu sức cùng làm.
Thường thì ban Hội đồng làng yêu cầu các chủ ruộng giúp đỡ
mỗi người mấy công cày, mấy buổi trâu, mấy buổi làm cỏ hoặc
cấy hoặc làm bất cứ các công việc gì khác thuộc về các thửa
ruộng này. cả đến tiền phân tro, các chủ ruộng cũng kẻ nhiều
người ít giúp ruộng nghĩa sương.
Việc quản trị kho lúa nghĩa sương chủ thủ phải có sổ sách
phân minh và phải tuân theo mọi tục lệ của làng cùng tất cả
những điều gì ấn định trong điều ước nghĩa sương.
Sổ sách này ghi rõ số thóc của dân làng nộp, số thóc của ruộng
công, số thóc mua vào khi dân làng bán và số thóc bán ra khi
dân làng mua. Số tiền lời của mỗi vụ phải được liệt kê rành rẽ.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn