225
Diện hình và Tổ chức
Điều thứ 6. Công việc nghĩa sương hệ trọng và khó nhọc, cho
nên dân xã phải bầu những ông công liêm tử tế làm việc giúp
dân. Vậy mỗi năm một lần cứ đến Tết lớn, lấy thóc biếu những
ông chức dịch như thế này:
Biếu ông sương chính 60 đấu, bốn ông thủ bạ và ông thủ
quỹ, mỗi ông 40 đấu.
Ông thủ quỹ lúc thu phát phải cho công minh, không được
thu đầy phát vơi, nếu mà có tai tiếng thì ông thủ quỹ có cữu.
Còn việc giữ thóc thường phải phơi phóng khó nhọc thiếu lại
phải đền, nên phụ cấp ông thủ quỹ mỗi năm là bao nhiêu, để
phụ vào chỗ hao hụt, nhưng hãy để bao giờ công việc làm đến,
thì mới biết chừng sẽ định được.
Điều ước này viết ra làm 7 bản, một bản lưu tại tòa Công
sứ, một bản lưu tại tòa Tổng đốc, một bản lưu tại phủ nha, còn
bốn bản thì mỗi thôn giữ một bản làm bằng.
Bản điều ước nghĩa sương trên đây đã được cả dân xã Đề
Kiều ký kết, có lý trưởng áp triện và đã được sự duyệt y của
các quan tỉnh Tổng đốc và công sứ.
Bản điều ước này soạn thảo vào khoảng năm 1914, nghĩa là
sau khi người pháp đã cai trị nước Việt nam ta hơn ba chục n
ăm, nên trong có nói đến nhà ngân hàng và kho bạc hàng tỉnh.
Xưa kia, thóc nghĩa sương, khi quá số dự trữ, được đem bán,
tiền lưu tại quỹ làng, và không hề bao giờ xảy ra truyện thâm
lạm, - tinh thần đạo đức của dân tộc ta đã ngăn cản việc làm
tội lỗi này, nhất là sự thâm lạm lại nhằm vào tiền sẽ dùng trong
việc phúc đức, cứu trợ những người túng thiếu trong các trường
hợp mất mùa và dịch lệ.
Bản điều ước trên, nêu ra như một bản mẫu, nhưng mỗi nơi có
một tình thế riêng, bản điều ước sẽ tùy hoàn cảnh mỗi làng được
thay đổi để hợp với dân làng và không trái với tục lệ trong làng.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn