125
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
o
Tết của người Thổ
Trong các sắc dân đồng bào Thượng miền Bắc, các đồng bào người Thổ
tại Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và một phần tỉnh Bắc Giang (châu Hữu
Lũng), cũng chung sống lẫn với người Kinh, cũng chịu ảnh hưởng văn hóa
với người Kinh, và xưa kia vẫn chịu sự chi phối trực tiếp của triều đình Việt
Nam, nên phong tục tập quán gần với người Kinh lắm. Họ cũng sửa soạn Tết,
cũng gói bánh chưng, cũng làm các thứ bánh trái như ta. Bánh chưng của họ
gói tròn và họ gọi là bánh tày, tuy nguyên liệu làm bánh cũng như người
Kinh: gói bằng lá dong, bánh bằng gạo nếp, có nhân đậu và thịt hoặc nhân
đường với đậu xanh dùng để cúng Phật.
Ngày Tết họ cũng sắm quần áo mới để ngoài giêng chơi xuân, và để
thưởng thức Tết, trong nhà cũng trang hoàng sửa sang. Họ cũng làm cỗ bàn
cúng bái.
Trong những ngày hội xuân họ cũng có những trò vui như hội hè ở miền
xuôi, nhưng cũng nhiều khi rất khác.
Dưới đây là tóm lược mấy trò vui đặc biệt của đồng bào Thổ trong những
hội xuân:
Hát lượn
Hát lượn cũng giống như hát đúm ở miền xuôi, hoặc hát hò ở miền Nam.
Đây là lối hát giao duyên giữa nam thanh nữ tú nhưng riêng của trai gái miền
thượng du miền Bắc. Tại khắp các hội xuân của đồng bào Thổ, và cả của
đồng bào Mán thuộc mấy tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang nữa,
-
hội Tam Lộng tỉnh Vĩnh Yên vào ngày 25 tháng Chạp, hội Đồng Mỏ ngày
mồng chín tháng Giêng (Châu Ôn tỉnh Lạng Sơn), hội Kỳ Lừa ngày mồng 10
tháng Giêng v.v... trai gái miền sơn cước rủ nhau tới hội hát lượn.
Trong câu hát cùng những lời đằm thắm, cùng những câu ân tình, trai gái
thanh xuân hát lượn với nhau quên ngày giờ và quên cả các trò vui khác.
Vừa lượn họ vừa đưa sóng mắt nhìn nhau để câu hát thêm tình tứ, để tim
họ thêm rung động. Họ cùng nhau tính đến ngày mai qua câu hát, họ hứa
hẹn thề bồi cùng nhau sẽ như chim liền cánh, như cây liền cành.
Nam xướng, nữ họa, nam đối nữ đáp, trai một câu rồi đến gái một câu, họ