NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 39

39

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

Nhân dịp này khách đến chơi lẽ tất nhiên là có đồ mừng cho đứa trẻ,

nhưng cũng có cả đồ mừng cho cha mẹ nữa, nhất là khi đứa trẻ lại là con
trai. Các tay văn tự nhân dịp này thường có thơ mừng.

Tục ăn đầy năm cũng như ăn đầy tháng của đứa trẻ hiện còn tồn tại,

với gần đủ các lễ nghi xưa tại hầu khắp các nơi.

Ăn đầy tháng cho con tức là ăn mừng con đã qua một giai đoạn của

thời kỳ trứng nước, còn ăn đầy năm tức là ăn sinh nhật lần thứ nhất của
con vậy.

o

Đặt tên

Ngày xưa nước ta không có hộ tịch, đứa trẻ sinh ra không phải khai

sinh ngay. Ta cho rằng vấn đề hộ tịch là vấn đề riêng của từng cá nhân
và chỉ liên quan tới cá nhân và gia đình đương sự.

Bởi vậy khi đứa trẻ mới sinh ra, người ta có lệ quen gọi nó là thằng

cu, cái đĩ, thằng tý, con đỏ v.v... tùy theo con trai hay con gái.

Cho tới lớn, nhiều khi lấy vợ lấy chồng, con cái mới bắt đầu được cha

mẹ chính thức đặt tên cho, và khi đã được đặt tên rồi, tên vẫn có thể
thay đổi được nếu vì trùng danh hoặc phạm phải tên kiêng, hoặc vì cái
tên cũ mang lại những điều không may cho gia đình hoặc cho bản thân
đứa trẻ.

Cụ Tam Nguyên Yên Đổ, trước khi lấy tên là Nguyễn Khuyến đã mang

tên là Nguyễn Văn Thắng, nhưng sau khi vì trượt khoa thi Hội năm Ất
Sửu, nên cụ mới đổi tên. Sau khi đổi tên, cụ đã đỗ Tam Nguyên năm Tân
Mùi.

Sự chọn tên đặt cho con cái, người Việt xưa rất thận trọng. Chẳng thà
không đặt tên, cứ gọi con bằng một tên mách qué, chứ đã đặt tên, cái
tên ít ra phải nói lên được cái sở nguyện của cha mẹ mong cho con, hoặc
như trường hợp cụ Tam Nguyên nói trên, cái sở nguyện của chính người
tự đặt tên lấy.

Truyện ông Ngô Thì Sĩ đặt tên cho ông Ngô Thì Nhiệm là một thí dụ.

Khi ông Nhiệm lên sáu tuổi, ông Ngô Thì Sĩ mới hỏi ý ông muốn lấy tên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.