40
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
gì. Ông Nhiệm đã thưa:
-
Thưa cha, con xin phép cha cho con ghép vào tên húy của cha (chữ
Sĩ), một chấm phảy để làm tên con; chữ Nhiệm. Nhiệm là gánh vác, ý cậu
bé muốn mai sau gánh vác một phần trách nhiệm của nước nhà.
Lớn lên, ông Ngô Thì Nhiệm đã không hổ với tên Nhiệm của mình.
Tôi xin đơn cử thêm một thí dụ nữa: trường hợp cụ thân sinh ông Cao
Bá Quát đặt tên cho hai con là Bá Đạt và Bá Quát.
Đời nhà Chu có tám vị hiền sĩ là Bá Quát, Bá Đạt, Trọng Đột, Trọng Hốt,
Thúc Dạ, Thúc Hạ, Quý Quỳ và Quý Đa.
Đặt tên cho hai con là Bá Đạt và Bá Quát, cụ thân sinh ra các ông đã
muốn cho các con sau trở nên những bậc hiền sĩ.
Sau khi đặt tên con rồi, cha mẹ mới ghi tên con vào gia phả và vào các
giấy tờ liên quan tới con như lá số tử vi chẳng hạn.
o
Thành phần của tên
Tên thường gồm có họ, chữ đệm và tên, nhưng có nhiều khi, người ta
không dùng chữ đệm.
Họ từ tổ tiên truyền xuống, qua đời này đến đời khác. Thường thì con
lấy họ cha, nhưng cũng có trường hợp con theo họ mẹ:
-
Khi mẹ không có anh em trai, một trong các người con lấy họ mẹ
giữ việc phụng thờ ngoại tộc.
-
Khi người mẹ lẳng lơ, sinh con không cha.
Mỗi người thường giữ họ của mình cho đến chết, nhưng cũng có khi có
người thay đổi họ:
-
Xưa kia thân nhân những tướng giặc, tướng cướp đã bị bắn chết,
cùng những họ nhà vua đã bị truất ngôi, phải trốn tránh ở các nơi xa lạ,
cần thay họ đổi tên để khỏi lộ tông tích.
-
Những người có công với triều đình được nhà vua ban cho quốc
tính, lấy họ vua thay cho họ mình, như ông Trần Bình Trọng chính là họ
Lê.