44
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
Hoặc có người dùng ngay tên làng mình làm tên tự như ông Nguyễn Du
lấy hai chữ Tiền Điền, là tên quê hương ông.
o
Tên thụy
Ngoài các tên tự, tên hiệu và chính danh trong lúc sống, mỗi người
khi lúc chết còn có một tên Thụy. Tên này còn gọi là tên hèm, hoặc tên
cúng cơm, tức là cái tên chỉ khấn đến khi cúng giỗ. Thường tên thụy gồm
hai chữ và hai chữ này cố tóm tắt đủ các đức tính của người mang tên.
Tên thụy có khi do chính đương sự lúc lâm chung, tự đặt lấy rồi bảo
cho con cháu biết hoặc có khi do người nhà đặt, trong trường hợp người
chết không kịp tự đặt lấy hoặc lúc sắp chết không còn đủ sáng suốt để
tự tìm cho mình một tên thụy. Người nhà đặt tên rồi báo cho người hấp
hối biết, hoặc nếu đương sự đã chết thì khấn ngay cho linh hồn đương
sự hay.
Như đã nói, tên thụy cố tóm tắt đức tính người chết. Thí dụ ông
Trương Đình Mậu lúc sống người thuần hòa cẩn thận, bình tĩnh, siêng
năng, khi lâm chung tự đặt tên thụy là Thuần Cẩn. Khi cúng tế, con cháu
sẽ khấn: Nguyễn Quý Công, húy Đình Mậu, thụy Thuần Cẩn phủ quân.
Trong những ngày giỗ chạp, lúc cúng vái người ta chỉ khấn tên thụy,
còn tên húy, người ta khẽ lâm râm trong miệng lúc vái.
Trong các sử sách, người ta cũng chép tên các vua chúa qua tên thụy
như Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tôn, hoặc qua niên hiệu như Gia Long, Minh
Mệnh, chứ không chép tới tên húy.
o
Danh với hồn
Theo phong tục Việt Nam, tên rất quan trọng, tên đi liền với hồn.
Khi một người ngất đi bất tỉnh, hoặc chết, người ta cho là hồn đã xuất
khỏi người và phải gọi tên hú hồn để người ngất hồi lại, và có thể người
chết sẽ sống lại chăng?
Các thầy phù thủy, các đạo sĩ có thể tác oai tác phúc cho một người khi
biết rõ tên họ, ngày sinh tháng đẻ của người này và có trong tay một
manh quần áo, một mớ tóc hay một móng tay của người đó bằng phép
trù, ếm hay chài.