47
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Dù giàu nghèo, khi đặt tên con rồi, bố mẹ cũng làm lễ cáo gia tiên và
xin vào họ cho con.
Từ ngày đứa trẻ vào họ nó phải chịu sự đóng góp vào những ngày
giỗ, hoặc vào những công việc có ích chung và liên quan tới cả họ. Lẽ tất
nhiên những sự đóng góp đó, do bố mẹ gánh vác. Những suất đóng
góp cho đứa trẻ cho đến năm 18 tuổi, là những suất trẻ con, tức là chỉ
phải đóng một nửa hoặc một phần suất người lớn.
Nhiều họ, con gái không phải đóng góp gì, nhưng với nhiều họ khác,
gái cũng như trai, việc đóng góp là việc chung đều phải tham dự.
Ngày nay, trải qua nhiều sự biến đổi, con cái sinh ra trong hạn tám
ngày phải khai sinh tại ủy ban phường, xã. Đã khai sinh là phải đặt tên
con để ghi vào sổ nhưng dù đặt tên con để ghi vào sổ rồi, nhiều gia đình,
nhất là những gia đình hiếm hoi, về nhà vẫn gọi con theo một tên xấu
xí, cái Hĩm, thằng Cò, để dễ nuôi, và cái tên chính của đứa bé chỉ được
dùng tới khi bắt đầu đi học. Tuy vậy, sau khi khai sinh cho đứa bé, nhiều
gia đình vẫn giữ tục lệ làm lễ cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả, và
mang đồ lễ tới nhà trưởng tộc để xin cho con vào họ.
Đối với những người tha hương, họ hàng không có ở nơi làm ăn,
người ta thường nhờ người khác vào họ giúp tại quê nhà.
o
Vào hàng ngõ, hàng xóm, hàng giáp
Một làng xưa chia làm nhiều Giáp, có khi theo họ như ở làng Phù
Đổng, nhưng phần nhiều theo địa lý, mỗi khu thành một Giáp.
Một Giáp lại có nhiều thôn hoặc xóm, và mỗi xóm có khi có nhiều
ngõ. Những người cùng ngõ cùng xóm thường tương trợ lẫn nhau và
cùng nhau chia vui cũng như sẻ buồn.
Ở một ngõ hoặc một xóm nào, người ta vào hàng ngõ, hàng xóm tại
đó.
Một đứa trẻ sinh ra, nhưng chỉ riêng con trai, sau khi vào họ cho nó
rồi, bố mẹ nó có cơi trầu tới ông trưởng ngõ hoặc trưởng xóm để xin
cho con vào hàng ngõ hoặc hàng xóm. Ông trưởng ngõ hoặc trưởng
xóm ghi tên đứa trẻ vào sổ hàng ngõ hay hàng xóm. Kể từ ngày đó, đứa