49
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Việc vào làng chỉ cốt ghi tên trong sổ làng để được hưởng quyền lợi
của dân làng và cũng để chịu gánh vác những phận sự trong làng.
Tại nhiều nơi, trong những kỳ tế lễ, tất cả mọi dân làng đều được dự
chia phần, và lẽ tất nhiên là phải chịu phần đóng góp. Nhiều làng, con
trẻ tuy đã ghi trong sổ làng, nhưng đúng 18 tuổi mới thực sự hưởng
quyền lợi và chịu phận sự của một trai làng.
o
Giáo nhi
Sách Tam Tự Kinh có câu: Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, nghĩa là nuôi
con mà chẳng dạy là lỗi tại người cha. Việc dạy con cũng quan trọng như
việc nuôi con, và dạy con phải bắt đầu ngay bằng sự thai giáo, nghĩa là
dạy trẻ ngay từ lúc còn ở trong bụng mẹ.
Đứa trẻ, kể từ khi có thể hiểu biết, là cha mẹ đã săn sóc tới để nó tập
giữ tính thành. Dạy con từ thuở còn thơ, con còn bé, đầu óc con trong
trắng, cần phải cho con tập những điều hay, làm những điều tốt. Nhân
chi sơ, tính bản thiện, người mới sinh ra tính vốn tốt, bố mẹ phải răn dạy
con để giữ lấy tính tốt đó. Tục ngữ có câu Bé không vin, cả: gẫy ngành,
có ý ví đứa bé như một cành non, phải uốn nắn từ lúc nhỏ, kẻo khi lớn
lên, như một cành cây già, uốn nắn sẽ gẫy.
Trong vấn đề giáo nhi, người mẹ giữ một địa vị rất cần thiết.
Người cha vì nghiêm khắc, thiếu sự mềm dẻo của người mẹ có thể
làm cho đứa trẻ sợ hãi, cho nên sự dạy dỗ của người mẹ trong lúc đứa
trẻ còn non dại, rất hợp với tinh thần ngây thơ của trẻ. Trách nhiệm của
người mẹ trong việc này rất nặng nề. Nếu con hư là tại mẹ, cho nên
người mẹ phải để mắt tới con từng ly từng tý. Dạy ăn, dạy nói, dạy gói,
dạy mở.
Người mẹ bao giờ cũng thương con, nhiều khi hóa nhu nhược đối với
con. Bởi vậy, người cha đối với con thường nghiêm khắc để ngăn cản
con trong những khi người mẹ nhu nhược để cho con quá hư hỏng. Ta
gọi người cha là nghiêm phụ hoặc nghiêm đường, là vì vậy.
Trong lúc dạy dỗ săn sóc con, người mẹ thường hay cho con đi theo
mình trong những khi đi lễ bái đình chùa, đi hội đi hè, cũng như khi đi