Toan Ánh
148
Lang quân thứ dùng trong việc quân. Ông là người văn võ
kiêm toàn lại lắm mưu lược nên đã giúp ích rất nhiều trong
việc tiễu giặc. Về sau ông lại cùng các ông Hoàng Kế Viêm,
Tôn Thất Thuyết tiễu trừ giặc Cờ vàng Hoàng Sùng Anh. Sau
khi giặc Hoàng Sùng Anh tan, ông được cử giữ chức Án sát
Thái Nguyên với nhiệm vụ phụ lực quan quân tiễu trừ giặc
cỏ tại các tỉnh mạn ngược: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn.
Ông giữ chức này không lâu vì đến năm Quý Mùi (1883)
thì triều đình ký Hòa ước nhận sự bảo hộ của người Pháp tại
Trung và Bắc Việt.
Được tin này, ông Nguyễn Cao đã ôm mặt khóc và sau bỏ
quan về Hải Dương giúp ông Nguyễn Thiện Thuật, tức là ông
Tán Thuật, chống Pháp ở vùng Bãi Sậy. Tổng hành dinh của
ông Tán Thuật đóng ngay ở làng Xuân Dục, quê ông Thuật,
và đã quy tụ được rất nhiều nhân sĩ chống Pháp. Quân Bãi
Sậy chống nhau với quân Pháp, trận được trận thua, mãi cho
tới năm Bính Tuất (1886) mới bị quân Pháp đánh tan. Ông
Tán Thuật, sau đó, cùng một số đồng chí trốn sang Tàu để
gây cơ sở, nhưng công việc không thành.
Trước sự tan vỡ của đại sự, ông Nguyễn Cao chỉ đành
ngậm ngùi và tìm đường lẩn trốn những con mắt của bọn tay
sai Pháp. Ông phải trốn đến làng Kim Giảng, phủ Ứng Hòa.
Hà Nội, lúc đó chưa có tỉnh Hà Đông, để dạy học. Nhưng
về sau ông cũng bị bắt vì sự phản bội của lãnh binh Nhung,
một tay sai của Pháp, đầy tớ của Lê Hoan.
Ông bị dẫn tới trước mặt Thống sứ Pháp là Bihourd. Tên
này dụ ông quy thuận sẽ được trọng dụng và lại được bổ án
sát Thái Nguyên, nếu không, sẽ bị chém đầu.
Ông Nguyễn Cao đã dùng giọng khinh bỉ trả lời Bihourd,
nói cho y biết, quan tước của y không thể mua chuộc được
ông như những bọn phản dân hại nước.