Toan Ánh
146
được ở cạnh vua để cứu giá và giết chết bọn phản thần hoặc
cùng chết với em tôi khi quân phản nghịch bắt vua nộp cho
quân địch.
Nếu bọn giáo dân không xen vào giữa người Pháp và người
Nam thì không bao giờ có chiến tranh. Nếu chúng tôi có chống
với người Pháp chẳng qua chỉ là vì phận sự phải che chở cho
bờ cõi và hết lòng trung theo vua khi Ngài rời bỏ kinh thành.
Nay chúng tôi bị thua, cái then của chiến bại đã đến bước
cùng. Vậy xin Ngài cho các tướng sẽ được về quê hương an
trí làm ăn và không phải ra thờ triều đình mới”
(1)
.
Những người trung dũng như Tôn Thất Đạm, khi quân Pháp
mới xâm chiếm nước ta, không phải là hiếm, và chính những
người này đã khiến cho người Pháp phải e dè dân Nam. Nếu
vì vận nước người Pháp đã đô hộ nước Nam, thì lòng người
trong suốt thời gian đô hộ gần một trăm năm, không lúc nào
người Nam lại quên giang sơn đất nước, ngoại trừ bọn vong
bản cam tâm làm nô lệ cho ngoại quốc.
1 Theo “Việt Nam danh nhân tự điển” của Nguyễn Huyền Anh.