15
Tiết tháo một thời
Ơn vua tôi phải báo
Nghiệp bố con cần noi.
Cụ bảo ông Phán: “Đây là câu đối của đức Tự Đức làm
đấy. Thấy thầy cũng là con cháu nhà nho lão viết tặng cho
mà treo, nhưng thầy cũng nên ngẫm nghĩ về câu đối ấy”.
Câu đối cổ kim cụ nhớ lắm. Chữ cụ viết nét rất sắc, rất đẹp
nên người ta rất chuộng câu đối cụ viết. Nhiều người cầu kỳ
đi ba bốn ngày đường, đến ngủ để xin cho kỳ được một đôi
câu đối cụ viết để treo.
Viết chữ là một nghệ thuật, viết câu đối càng là một nghệ
thuật hơn. Mảnh giấy hồng điều dát vàng gập làm sao cho
một hàng bẩy tám chữ, chữ nhiều nét, chữ ít nét đều được
viết cho xứng bút để mầu mực Quốc Bảo nổi bóng đen trên
nền đỏ. Nét chữ của cụ đồ Hải già giặn sắc cạnh. Người hay
chơi câu đối nhìn thấy là hiểu ngay. Chơi câu đối của cụ đồ
Hải viết đã trở nên một cái thú. Các nhà chuộng cũ đều câu
kỳ xin cho được một đôi câu đối treo trong nhà.
Tiếng tăm của cụ đến tai ông Huyện sở tại. Ông Huyện
này xưa cũng đã từng theo đôi chút nho học, sau xuất thân
trường Pháp chính, nên tuy theo mới mà vẫn thích cũ. Thấy
mọi người tán tụng nét chữ của cụ đồ, ông cũng muốn có
mấy chữ treo cho hợp thời. Ông bèn mua chè lá, sai đội lệ
mang giấy đến để xin cụ mấy chữ.
Ông đội lệ tưởng được quan sở tại nhờ đến là một điều vinh
hạnh cho cụ đồ, có ngờ đâu, cụ nhất định từ chối không chịu
viết, mặc dầu ông đội lệ đôi ba phen khẩn khoản. Cụ nói:
“Quan Huyện nhà theo tây học làm nên, chẳng nên treo câu
đối cũ làm gì. Ở công đường cũng như ở tư thất, thầy đội nói
với quan nên nhờ người viết cho mấy đôi câu đối chữ tây mà
treo. Như thế nó hợp với người với cảnh hơn”.
Sau khi ông đội ra về, thuật lại câu chuyện đó với các cụ