Toan Ánh
16
nho khác, cụ đồ bảo: “Quân nó to gan thật, coi trời bằng vung,
dám cho người đến xin câu đối của tôi. Nó tưởng quan huyện
là to rồi hẳn, là chơi được câu đối đấy hẳn. Chơi câu đối phải
hiểu kinh hiểu truyện của thánh hiền, phải biết nghĩa lý sâu
xa của từng chữ. Có rỗi hơi thì tôi viết câu đối dán chuồng
trâu, thừa chữ cũng chẳng có đâu viết cho chúng nó.”
Nhân câu chuyện cụ lại nhắc đến một ông hàn đến xin
chữ cụ để khánh thành nhà mới. Ông hàn này xuất thân hạ
tiện, gặp dịp lại nhờ có quan thầy đề cử nên được thưởng
hàn lâm, và được cả Chính phủ Pháp ân thưởng Bắc Đẩu Bội
Tinh. Ông giầu có lừng lẫy cả một vùng. Hồi ấy, làm nhà
mới ông đến xin cụ mấy chữ đại tự để khắc hoành phi. Hạng
người như thế vốn xưa nay cụ đồ vẫn ghét, cứ kể cụ từ chối
thì cũng chẳng làm gì nổi cụ, nhưng cụ lại viết tặng bốn chữ
“Cao Cư Lư Xá”. Bốn chữ ấy nghĩa đen rất hợp với ngôi nhà
mới, lại có ý tâng bốc bên trong, nên ông hàn rất vui lòng,
hỉ hả mang chữ về.
Khi nâng chén chè Long Tỉnh, ông Hàn tặng làm nhuận
bút, cụ đồ tự nói: “Cái thằng này mua trà khéo, ngon đây,
nhưng nó có hiểu nổi ý bốn chữ mình định tặng nó không?”
Cụ đồ có ý nhắc lại cho ông Hàn bằng bốn chữ “Cao Cư
Lư Xá” cái nghề kéo cưa lừa xẻ mà ông ta đã xuất thân.
Nói đến chuyện câu đối của cụ đồ, phải nhắc đến thiên
giai thoại sau đây:
Hồi ấy, viên Tuần Phủ tỉnh cụ ăn hối lộ bị dân kiện, may
là được quan thầy bênh, nên đường hoạn lộ không phải vương
víu gì. Tuy vậy đối với đồng liêu, cũng như đối với các thuộc
viên và dân chúng ngài hơi ngượng. Ngài muốn đi tỉnh khác,
lại sợ mang tiếng thua dân.
Biết cái tâm lý của Ngài, cụ đồ Hải có làm đôi câu đối
nôm sau đây: