13
Tiết tháo một thời
đối ấy phải chăng là phản ánh cái ý muốn, nếu không là của
toàn dân nước Việt, là ít nhất cũng là phản ảnh cái ý muốn
của toàn thể những bậc túc nho.
Sau những cuộc thất bại của Đông Kinh Nghĩa Thục, từ
ấy đến nay, cụ đồ Hải chỉ đành ngậm hờn sống một cuộc đời
bình thản bên ngoài, nhưng bão táp bên trong.
Thôi thúc bởi tiếng gọi của quê hương, cụ đồ cũng như
biết bao đồng chí khác, toan nghiến răng xoay lại cục thế
ngả nghiêng, nhưng tài người có hạn mà vận nước đang suy,
hết thất bại này đến thất bại kia, cụ đồ đành cam tâm sống
ngậm ngùi thúc thủ ở quê nhà.
Cụ đồ ngày đêm làm bạn cùng vài ba bậc lão nho khác,
khi chén rượu khi cuộc cờ, khi bài phú, nhưng cái thứ ưa
nhất là câu đối.
Cụ khảo cứu sưu tầm câu đối cũ, cụ soạn câu đối mới.
Trong làng, trong tổng, trong huyện, trong tỉnh và có khi cả
ngoài tỉnh, rất nhiều người mến tài cụ. Việc hiếu, việc hỷ, ai
đến xin câu đối cụ, cụ cũng vui lòng nghĩ giúp, viết giùm.
Tuy vậy không phải là ai muốn xin câu đối cụ cũng cho đâu.
Cụ thường nói: “Tôi thà hạ bút trên giấy giúp cho người có
liêm sỉ còn hơn viết trên lụa cho lũ giá áo túi cơm!”
Nói đến chuyện câu đối, cụ đọc ra rất nhiều, đôi câu đối
cổ kim và rất nhiều ý nghĩa.
Thuật truyện về ông Lê Quý Đôn sang sứ Tầu, gặp ngày
Lễ Thọ, vua Tầu sai sứ thần các nước đều làm câu đối mừng.
Trong các câu đối mừng, đôi câu đối của sứ Việt Nam được
tặng khen là hay nhất:
Ngũ bách niên tảo ứng thánh nhân sinh, Nhị Thủy,
Hoàng Hà nhất sắc.
Thiên vạn tải dục cầu thiên tử thọ, Tản Viên,
Thái Lĩnh đồng thanh.