Toan Ánh
60
Đây là hai câu thơ của cụ Bảng Hoàng tả cái cảnh hàng
ngày bọn cai ngục thừa lệnh trên bắt bọn tù nhân đi quanh
sân lao cho giãn xương cốt. Đi như thế bọn cai ngục họ gọi
là đi chơi.
Rượu say, cụ Tú lại đi ngắm đất ở quanh vùng tìm vài
ngôi mộ quý. Chỗ nào thủy tụ, chỗ nào phát, chỗ nào sát, cụ
nhất nhất ghi lấy để tâm. Gặp một ngôi đất đẹp, cụ chỉ cho
các bạn hữu xem, rồi cụ cắt nghĩa vì những lẽ gì ngôi đất ấy
có thể phát được.
Sau khi ở chơi một nơi nào ít lâu, cụ lại từ giã ra đi nơi
khác. Nếu các bạn hữu là bậc giàu có hào phóng, họ tiễn cụ
ít tiền ăn đường. Như thế càng hay, không có thì cụ vẫn cứ
lên đường.
Cụ đi từ Bắc vào Trung, đi từ Thanh Hóa đến Vĩnh Yên,
từ Sơn Tây đến Bắc Ninh, tìm được ngôi đất nào cụ đều ghi
vào sổ tay.
Một lần cụ đến làng kia, những người từng được cụ ra ân
cho, thi nhau mời cụ lại nhà để được thù tiếp cụ. Trong số
những người cụ giúp cho có cả một tên ác bá. Đất cụ để cho
nhà tên ấy phát ngay. Con trai hắn đậu tri huyện kỳ vừa qua.
Có người hỏi cụ: “Thưa cụ nhà tên ấy thiếu ân đức, bố mẹ
nó ác nghiệt, mà đối với cụ cũng chẳng có ân tình gì, chẳng
hay tại sao mà cụ lại giúp cho nó một ngôi đất tốt, chóng
phát như vậy?”
Cụ cười đáp: “Nhà nó còn phát to, con nó còn làm nên
đến bậc khanh tướng, và sẽ được tiếng tăm như Lê Hoan,
như Hoàng Cao Khải. Nhưng ông thử nghĩ như thế có là một
điều hay không? Nghìn năm có ai khen bọn ấy? Bây giờ đất
phát thì lên đấy, nhưng rồi ra con cháu họ sẽ muôn đời mang
tội của ông cha. Những ngôi đất ấy phải để cho hạng người
ấy chứ. Chẳng lẽ tôi lại đem những người phúc hậu mà tặng
ngôi đất ngụy ấy ư?”