69
Tiết tháo một thời
cho Pháp, mong manh biết tin cụ đồ hoạt động Cách mệnh
muốn tâng công với quan thầy, đã đi báo Tây về khám nhà
và bắt cụ đồ.
Cụ đồ Hà bị bắt dẫn đi và không về nữa.
Thương mẹ, cô Như thường khuyên:
“Thôi đẻ đừng buồn! Thầy con vì nước mà bị bắt, đẻ nên
lấy làm vinh hạnh! Con chắc thầy con dù sao cũng vui lòng”.
Cụ đồ bà nghe nói gạt nước mắt, không đáp.
Và từ đấy cụ cố công tần tảo để nuôi mấy con thơ.
Cô Như cũng vất vả giúp mẹ chợ búa, làm hàng sáo kiếm
thêm tiền nuôi em.
Ngay sau khi cụ đồ Hà bị bắt, tên cai Mân được người Pháp
tin dùng. Sau đó tên này lại dắt người Pháp về để chiếm cứ
núi Thiềm, lập đồn điền. Dân ba làng Thị Cầu, Phương Vĩ
và Thanh Sơn mất nơi kiếm củi đốn cây và mất con đưòng
tắt qua từ làng này sang làng khác.
Nhà cai Mân càng ngày càng giầu, dư thóc lúa để bán cho
dân hàng sáo trong làng.
Mỗi lần trông thấy cai Mân, cô Như lại nhớ đến cha và
trong lòng cô nung nấu một mối thù.
Một buổi sáng, cô Như vào nhà cai Mân để đong thóc như
thường lệ. Cai Mân đang nhấm nháp chén trà liên tử, thấy
cô Như với cái nhan sắc kiều diễm, cai Mân bỗng động lòng
và thả giọng lả lơi:
- Mời cô vào đây uống chén nước trà đã. Trà liên tử ngon
lắm. Uống trà rồi đong thóc cũng vừa!
Cô Như làm bộ khép nép, nhưng cô cũng uống nước trà và
bắt chuyện với Cai Mân.
Hai hôm sau dân làng Phương Vĩ đi chợ sớm qua chân núi
Thiềm về địa phận Thị Cầu thấy cai Mân nằm chết bên một