117
Mê tín dị đoan
năm 1945, ông rời bỏ gia đình vào vùng Thất Sơn xin quy
y cầu đạo với hòa thượng chùa An Sơn, núi Tượng, tu theo
hạnh đầu đà, ngồi tại bệ đá trước cột phướn chùa ba năm,
đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương ruồi muỗi, thân
hình chỉ còn da bọc xương, đến bữa ăn ôm bình bát hóa trai
rồi lại trở về chỗ cũ.
năm 1948, hạn tu đã mãn, ông trở về Định Tường Tiền
Giang ngồi tựa mé sông cửu Long trên cầu Bắc, hành đạo
hai năm, trước kẻ qua người lại. năm 1950, ông trở lại xã
phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, ban đêm lên
ngồi hành đạo trên đài cao, choàng một manh áo, chịu đựng
nắng mưa. Về ăn uống rất đơn sơ với trái cây thổ sản một
lần một ngày vào đúng ngọ. Mỗi năm ông chỉ tắm một lần
vào ngày phật Đản, nhưng trong thời gian sau, ba năm ông
mới tắm một lần.
Ông thờ cả nho, Thích, Đạo. Ông không tụng kinh gõ mõ,
chỉ tham thiền.
Kể từ ngày ông lập lò bát quái, dân chúng thường lui tới
viếng thăm, nhưng ông vẫn tịnh khẩu, chỉ dùng bút viết câu
trả lời khi có ai hỏi. Ông khuyên mọi người tu tại gia, ăn
chay trường.
năm 1958, ông viết giấy gửi cho ngô Đình Diệm, rồi ông
bị bắt bỏ tù hai ba lần.
Đời tu hành của ông thật là chìm nổi.
năm 1964, ông tới cồn phụng, giữa sông cửu Long gần
cầu Rạch Miễn, dựng đài bát quái cao 18 thước để tu hành.
Tại đây, ông lập ra thuyền Bát nhã, ghe chài, đài cầu nguyện
lộ thiên, luôn luôn có các ông đạo rung chuông; lại thêm có
trái đất, chữ Vạn, Thập tự giá và nhiều dấu hiệu khác. Ông
giải thích việc ông làm nơi đây là việc thiên cơ, một ngày
kia sẽ ứng nghiệm, còn việc rung chuông, ông cắt nghĩa đó
là chuông cầu nguyện cho phong vũ điều hòa, dân an quốc