NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 105

105

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

Và cũng có khi gồm:
1 cờ tiết mao
2 long đao
1 bán nguyệt 1 xà mâu
1 tứ nhi và 1 đinh ba
Đồ lỗ bộ thay đổi tùy từng xã.
Tại sao lại gọi là đồ lỗ bộ? Lỗ là cái mộc. Trong đám rước thời cổ xưa, đi

đầu các nghi trượng là cái mộc, rồi đến các thứ khác. Vì cái mộc đứng đầu
bộ nên gọi là lỗ bộ.

Cờ tiết mao là hai lá cờ tượng trưng chức sắc của vị tôn thần. Tiết là lá cờ

của nhà vua trao cho để làm tin, còn mao là lá cờ kết bằng lông mao, biểu
hiện ân điển của nhà vua. những xã thờ các vị thần được sắc phong của các
triều đại, trong đồ lễ bộ, thay vì các binh khí, dùng hai lá cờ tiết mao để nêu
uy tín của thần linh xã mình.

Biển tĩnh túc là tấm biển trên có khắc hai chữ tĩnh túc nghĩa là yên lặng

cung kính. Trong đám rước thần, cũng như ở nơi thờ tự, mọi người phải giữ
im lặng để tỏ lòng cung kính thần nhân.

Biển hồi tỵ là tấm biển trên có khắc hai chữ hồi tỵ nghĩa là tránh đi. Theo

tục ta ngày xưa, khi ra quân, những người tang tóc hoặc tàn tật đều phải
tránh. Đám rước là biểu tượng sự hành quân nên có biển hồi tỵ để những
người có tang có tật tránh đi. Tay văn là nắm tay cầm bút Tay võ là nắm tay
nắm chặt

Hai tay văn võ nói lên sự kiện toàn văn võ của thần linh và cũng nói lên

bộ hạ của ngài gồm đủ văn võ. còn các thứ khác đều là khí giới hành quân.

Ở về hai bên tả hữu

nội gian, thường có bàn
thờ Thổ công, bàn thờ các
bộ hạ của Thành hoàng,
hoặc bàn thờ của Hậu
thần.

Trước các bàn thờ này

là chỗ ngồi của các vị đại
lão, quan viên và chức sắc
khi có việc làng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.