NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 104

104

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Lập, Cổ Thái Âp và Hạ Lạc cùng tỉnh xây theo hướng Bắc. Những hướng này
đã hợp với những ngôi đình này.

Thường đình hay được kiến trúc theo kiểu hình đinh (J) ngược tức là chữ

T quốc ngữ hoặc theo kiểu chữ công (I).

Đình thường chia làm hai phần cách biệt: đình trong và đình ngoài
ĐÌNH TRONG
Còn gọi là hậu cung hay nội điện là chỗ thâm nghiêm nơi thờ đức Thành

hoàng. Trong cùng là cung cấm nơi an phụng thần vị, ở đây thường có tượng
hoặc bài vị của ngài đặt trong long ngai hoặc long khám.

Trước nơi an phụng thần vị là bàn thờ. Trên bàn thờ ngoài các đồ thờ, tam

sự, ngũ sự hoặc thất sự bằng đồng, đài rượu của trầu v.v... còn có hòm sắc
đựng sắc phong, kinh sách và thần tích.

Trước bàn thờ là một hương án, trên cùng có bình hương và các đồ thờ

khác. Hai bên bàn thờ và hương án là tả nội gian và hữu nội gian.

Để ngăn bàn thờ với tả, hữu nội gian, hai bên có hai hàng tự khí gồm cờ

quạt, tàn lọng, đồ bát bữu, đồ lỗ bộ, ngựa bóng, ngựa bạch hoặc voi.

Gần nơi cung cấm trong đình, thường ở hai bên có một cờ một biển, gọi

là cờ vía, biển vía để chức tước của vị Thành hoàng.

Đồ bát bữu là tám thứ đồ quý, thường gồm:

1-

Đàn sáo

2-

Lẳng hoa

3-

Thư kiếm

4-

Bầu rượu

5-

Túi thơ

6-

Thư bát

7-

Khánh

8-

Quạt

Đồ lỗ bộ thường gồm:
2 thanh mác trường 2 ngọn cờ tiết mao 2 dùi đồng 2 phủ việt
2 biển tĩnh túc và hồi tỵ
có khi gồm:
2 biển tỉnh túc và hồi tỵ 2 phủ việt
4 gươm trường
1 tay văn và 1 tay võ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.