NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 211

211

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

Lễ sinh xướng: “Sơ hiến lễ” để dâng tuần rượu đầu. Nhạc sinh cử nhạc.

Nhà vua quỳ trước hương án, chấp sự dâng rượu và một văn quan chấp sự
khác đọc văn tế.

Lễ sinh xướng: “Á hiến lễ” để dâng tuần rượu thứ hai. Nhạc sinh cử nhạc
Sau tuần rượu thứ hai, lễ sinh xướng: Tiến trở. Văn quan chấp sự dâng đồ

lễ lên trong lúc đó nhạc sinh cử nhạc.

Sau đó, lễ sinh xướng: Ẩm phúc thụ tộ. Nhà vua hưởng rượu thịt Trời Đất

ban.

Hưởng rượu thịt xong, nhà vua bước xuống nhà vàng ở phương đàn, tạ

thần bốn lạy.

Sau đó là lễ phần hóa. Nhà vua đứng nghiêm trang nhìn vào chiếc lư có

đốt chúc văn và tế phẩm.

Tế Giao đến đây là xong.
Nhà vua quay về Trai cung. Tại đây, đình thần vào làm lễ khánh hạ để

mừng nhà vua.

Đầu giờ Thìn, nhà vua hồi loan. pháo lệnh phát lên ba tiếng, kiệu Ngự di

chuyển trên đường về.

Dọc đường dân chúng lại đón chào lạy mừng.

PHẬT GIÁO

Phật giáo hiện nay là tôn giáo quan trọng tại Việt Nam về nhân số cũng

như về sự thâm nhập sâu xa vào phong tục tập quán.

Phật giáo truyền sang nước ta do hai ngả: Bắc Tông tức là phái Đại Thừa

do lối Trung Hoa vào cùng với Khổng giáo và Lão giáo trong thời kỳ Bắc
thuộc, còn Nam Tông tức là phái Tiểu Thừa qua các nước Thái Lan, Lào và
campuchia rồi truyền sang nước ta do sự chung đụng của ta với dân chúng
các nước nói trên.

Trải qua bao nhiêu cuộc thịnh suy, đạo phật ở Việt Nam hiện nay với một

số tín đồ rất đáng kể, đã có thể gọi là có những cơ sở vững chắc để quảng
bá đạo pháp cũng như để dìu dắt tín đồ trên con đường hiểu đạo thờ phật.

Nguồn gốc đạo Phật

Đạo phật do ở đạo Bà la môn mà ra. Nguyên nhân trước khi có đạo phật,

từ mấy nghìn năm, tại Ân Độ, dân chúng chia ra làm bốn bậc:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.