NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 213

213

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

huyền diệu của đạo và tự xưng là Bồ đà, nghĩa là tâm tính sáng suốt. Từ đó
Ngài đi truyền đạo. Về sau Ngài mất ở xứ câu Thì. Lúc mất Ngài có bảo môn
đồ là Ngài lên cõi Nát bàn, nghĩa là nơi thế giới cực lạc.

Kinh Phật

Sau khi Ngài mất, các môn đồ Ngài soạn các lời di ngôn của Ngài góp lại

thành sách gồm 42 chương, chia làm ba quyển, gọi là kinh Tam Tạng, nghĩa
là ba quyển kinh chứa những lời phật dạy:

-

Kinh tạng gồm những lời luân thường đạo lý

-

Luật tạng gồm những lời giới cấm

-

Luận tạng gồm những lời nghị luận

Theo kinh phật, trong đạo phật hai chữ Hư, Vô kiêm hết. Bởi vậy nên có

câu rằng: “Hết thảy đều không có gì hết, chỉ có cái nhân duyên mà sinh ra.
Nay dẫu tạm có nhưng bản tính vẫn là không. Người đời càn dỡ giữ lấy cho
làm của mình có, cho nên đức Như Lai ra đời, lấy một chữ Vô mà phá cái hoặc
ấy”.

Câu này đủ nói hết triết lý đạo phật.
Đạo phật chia trong cơ thể có sáu gốc: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân mình và ý

tưởng. Sáu gốc này kinh phật gọi là Lục côn.

Lục côn chịu ảnh hưởng của sáu ngoại động lực là Lục Trần, tức là sáu cái

bụi:

Mắt chịu ảnh hưởng của sắc đẹp (Sắc)
Tai chịu ảnh hưởng của tiếng hay (Thanh)
Mũi chịu ảnh hưởng của mùi thơm (Hương)
Lưỡi chịu ảnh hưởng của vị ngon (Vị)
Thân mình chịu ảnh hưởng sự đụng chạm (Xúc)
Ý tưởng chịu ảnh hưởng của tưởng tượng (Pháp)
Người theo Phật chống lại sự chi phối của Lục Trần và mình phải tự chủ

được mình mới mong độ được chúng sinh. Trong kinh Phật lại có năm điều
cấm gọi là Ngũ Giới:

-

Không sát sinh

-

Không trộm cắp

-

Không gian dâm

-

Không vọng ngôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.