215
Thực hiện ebook:
Học thuật Phương Đông
www.hocthuatphuongdong.vn
càng được nhiều người theo và dần dần phổ biến quảng bá trong quần
chúng.
Cách đó một trăm năm, một tín đồ phật giáo là Gia sa đa lại họp đệ tử ở
Đôn-sá-lị, vào khoảng 700 người. Với cuộc hội giáo thứ hai này của đạo phật,
đạo càng được lưu truyền sâu rộng hơn ở lưu vực sông Hằng Hà.
Đời vua Mao-lị-gia ở trung tâm Ấn Độ, với sự giúp đỡ của hoàng gia, đạo
Phật được quảng bá khắp toàn cõi Ân Độ. Đến đời vua Kê Ma, vào thời vua
Noãn Vương nhà chu ở Trung Quốc, đạo Phật trở thành quốc giáo của Ân
Độ, và nhà vua sau một cuộc hội giáo, hội giáo lần thứ ba, ở kinh đô, ra lệnh
cho toàn thể dân chúng phải theo đạo Phật. Nhà vua cũng lại cử các giáo sĩ
ra ngoại quốc để truyền đạo, và do đó đạo Phật được lan rộng khắp thế giới.
Đạo Phật tới Trung Hoa và Việt Nam
Tại Trung Quốc về đời Hán Võ Đế, sau khi người Ban Siêu đi sứ nước Tây
Vực trở về, người Tàu mới biết tới đạo Phật.
Đến đời vua Minh Đế nhà Hán, Thái Tịch được cử làm sứ thần sang Tây
Trúc cầu kinh. Khi trở về, Thái Tịch có đưa theo hai tăng nhân là Nghiệp Ma
Đằng và chúc Pháp Lan. Được kinh rồi, nhà vua sai lập chùa Bạch Mã ở Lạc
Dương để thờ Phật.
Kinh Phật về sau được sang Hán tự, và truyền cho dân chúng học.
Đời vua An Đế nhà Tấn có người Pháp Hiển qua chơi Ân Độ, chu du hơn
ba mươi rồi từ Tích Lan vượt bể Nam Hải về Tàu, tới đâu cũng thấy Phật giáo
thịnh hành.
Đến nhà Lương, vua Vũ Đế, hai người Phổ Văn và Tuệ Sinh được cử sang
phía Bắc Ấn Độ đem Phật kinh về nước.
Đạo Phật ngày càng quảng bá, cho đến đời vua Thái Tôn nhà Đường, có
thầy Đường Tăng tức là nhà sư Huyền Trang, đi qua lối Tây Tạng, sang Ân
Độ thỉnh kinh và có mang về được 650 bản kinh Phật. Đạo Phật lúc này đã
thịnh đạt ở Trung Hoa lắm rồi.
Tới đời vua Đường cao Tôn, lại có nhà sư Nghĩa Đô sang Ân Độ mang về
được 400 bản kinh nữa. Đạo Phật lại càng phát triển hơn.
Nước Việt Nam ta khi đó nội thuộc nước Tàu, chịu ảnh hưởng của nền văn
hóa Tàu, nên bao nhiêu tôn giáo của Tàu ta đều theo hết, Khổng giáo, Lão
giáo cũng như Phật giáo.