NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 22

22

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

đã có hỏi về cả ba tôn giáo này. Riêng về đời nhà Trần đã có những kỳ thi
Tam giáo

[2]

.

Với óc tôn sùng các vĩ nhân, thờ phụng tổ tiên, dân Việt nam chấp nhận

thờ cúng bất cứ một vị thần nào có thể gây họa phúc cho mình được, do đó
với ảnh hưởng của đạo Lão bị hiểu sai lạc bởi giới bình dân, trong dân gian
đã phụng thờ thêm nhiều vị nhân thần và thiên thần.

Hiện nay tại Việt nam các tôn giáo đua nhau phát triển và do đó cố phát

huy và biểu dương cái hay của đạo. các tôn giáo sát cánh bên nhau, nhưng
vẫn riêng rẽ như bao hàm một ý muốn vượt hẳn lên.

Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo chính tại Việt nam ngày nay có

thể kể:

-

Đạo thờ Thần

-

Đạo Lão

-

Đạo Khổng

-

Đạo Phật

-

Đạo Phật giáo Hòa Hảo

-

Đạo cao Đài

-

Đạo Thiên chúa

-

Đạo Tin Lành

Ngoài ra, gần đây lại thêm có đạo Hồi, đạo Bah’ai đã gây được một tiếng

vang đáng kể trong nước.

THỜ PHỤNG TỔ TIÊN

Dân Việt Nam, như trên đã nói rất trọng lễ, và trong lễ thì ân nghĩa giữ

phần quan trọng.

Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người

con hiếu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, và đã hiếu với cha
mẹ phải hiếu với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình.

Lúc ông bà, cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, phải tuân theo

những lời dạy bảo của các người, phải lựa ý chiều chuộng ăn ở sao để cho
các người được hài lòng.

Khi các người trăm tuổi, ngoài việc lo ma chay chôn cất, con cháu phải

[2] Xin xem chương Văn Học và Thi Cử trong Nếp Cũ - Con người Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.