250
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
có người hay, người hay sẽ lấy công đức tu hành của mình át kẻ dở, và đem
lại kết quả trong việc cúng dâng, nghĩa là chuyển được nghiệp cho các vong
nhân.
Hơn nữa trong chư tăng, theo giáo lý nhà phật, gồm cả phàm tăng, hiền
tăng và thánh tăng. Thánh tăng là các vị bồ tát, đệ tử của đức phật, nguyện
ở lại trong đời độ hóa chúng sinh.
Hiền tăng là các vị đã tư qua nhiều kiếp và đã luôn luôn trau dồi đức hạnh
qua các kiếp.
Phàm tăng là các vị sư thụ giới tỳ kheo để trau dồi đức hạnh, tu theo đúng
lời phật dạy.
Vả chăng Tăng Bảo là một ngôi oai đức lớn nên chư tăng trong lễ Vu Lan
đủ sức để chuyển nghiệp cho vong nhân tội lỗi, và như vậy khế hợp với đại
nguyện của chư phật.
Về phía tín chủ, thành tín dâng hương là khế hợp với sở cầu của chúng
sinh.
Tất cả các nghi thức thi hành đúng phép làm chấn động cõi u minh, rọi
ánh sáng trí tuệ vào thức tâm tăm tối của bọn tội nhân, khiến cho họ tỉnh
giấc mộng dị sinh
[21]
, và tỉnh giấc mộng này, tự họ đã cứu được họ.
Mỗi chúng sinh nơi U minh phải riêng đón ánh tuệ quang chứ không ai
giúp họ được, kể cả đức Phật. Chúng sinh đón được nhiều hay ít hay không
đón được không phải do một sự chọn lọc nào mà chính do nguyên lực của
thân nhân họ có đi sâu được tới họ, có cảm được đến họ hay không, do đức
của chư tăng có đầy đủ hay không và do nghiệp báo dày mỏng của chính tội
nhân. Tâm chúng sinh có động, nghiệp mới chuyển và họ mới được giải
thoát.
Qua các điểm trình bày trên, ta thấy rằng:
-
Về phía tín chủ, đức tin rất cần thiết để cầu xin cho ông bà, cha mẹ
được siêu thăng nhờ pháp môn Vu Lan: tín chủ phải tin ở phép Phật, tin ở
nhân quả thiện ác, tin ở giáo lý nhà Phật.
Đức tin đã khiến tất cả tâm hồn được chuyển thành một nguồn thương
không phân biệt thân sơ, một suối hỷ xả không bờ bến, điều kiện.
Phẩm vật trong chậu Vu Lan, chỉ tượng trưng cho đức tin.
Về phần chư Phật, không đức Phật nào thủ vai trò mở cửa ngục hay ra
[21] Dị hình, dị loại mà sinh ra nên gọi là chúng sinh.