NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 298

298

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

hết là thành phần chính của gia đình (sinh con, nuôi con, giáo dục con, nghề
văn, nghiệp võ): bước đầu của một gia đình mới (hôn nhân) biến cố vui trong
cuộc đời (đánh dấu bằng tục lệ khao vọng) và sau hết biến cố buồn kết thúc
đời người (tang lễ việc chôn cất, tang chế, tang phục, cải táng). Khung cảnh
cuộc sống gia đình và khung cảnh nơi yên nghỉ đời đời cũng được mô tả khá
đầy đủ: Nhà Cửa và Phần Mộ.

Theo quan niệm cổ truyền của dân ta, gia đình Việt Nam bao gồm một

thành phần rộng rãi hơn gia đình các dân tộc khác “Đếm tất cả các thành viên
chính của hai họ nội ngoại thì chúng ta có một hệ thống dọc và một hệ thống
ngang thật đông đảo: từ thủy tổ, cao cao tổ, hai kỵ, hai cụ, hai ông bà, xuống
đến cha mẹ rồi từ cha mẹ bác chú, cô thím, bác cậu mợ già, dì xuống đến con,
cháu chắt, chút, viễn tôn; từ anh cả, đến em út, dâu rể, anh em rể, chị em dâu,
anh em họ, chị em họ, đến con nuôi lập tự, con nuôi không lập tự. Anh chị em
họ chia ra nhiều thứ bậc, lại còn các ông bác, ông chú, cụ bác, cụ chú, kỵ bác,
kỵ chú, kỵ cô, kỵ dị, v.v... có thể nói được là ở nước ta biên giới giữa gia đình
lớn và gia tộc không được định rõ, và Toan Anh đã có công định nghĩa tất cả
những thức bậc của hệ thống gia tộc trên đây một cách rõ ràng.

Trong những tục lệ về sinh con, nuôi con của người Việt có lẫn lộn nhiều

yếu tố dị đoan phiền toái rất đáng bỏ (tín ngưỡng về số phận, tà ma, nghiệp
chướng, hất vía, dọa vía, đốt vía, bỏ chợ, bỏ đường áo dấu, tàn hương, nước
thải, bán khoán v.v...) nhưng những dị đoan này không hề làm giảm giá trị
lòng thành tín của người Việt đối với trách nhiệm và bổn phận của mình trong
ý hướng nối dõi tổ tiên và duy trì nòi giống, có thể xem lễ cầu tự mà Toan Anh
đã mô tả rõ ràng tỉ mỉ (t.26-28) như là một yếu tố tự kỷ ám thị rất cảm động
của người

Việt dưới những màu sắc tôn giáo hành hương, cầu nguyện, tưởng tưởng

sự có mặt của đứa con lập tự.

Một yếu tố tâm lý và giáo dục quan trọng hơn nữa là quan niệm thai giáo

(giáo dục đứa con ngay từ lúc còn là bào thai): “Mọi tư tưởng và hành động
của người mẹ trong lúc có thai đều có thể ảnh hưởng đến bào thai”: Đây là
một quan niệm rất thích đáng mà môn học tâm lý ngày nay xác nhận và phát
huy.

Những tháng năm đầu tiên của đứa bé được đặt dưới dấu hiệu của nghi lễ

và của tinh thần liên đới cả đời người, sau khi cúng đầy cữ (hay cúng mụ), cáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.