NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 299

299

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

tổ tiên và thần linh, cúng đầy tháng, cúng đầy năm (cúng đầy tuổi tôi hay là
lễ thôi nôi), cha mẹ phải làm lễ vào họ cho con (lễ cáo với tổ tiên để ghi tên
con vào gia phả); vào học chưa đủ, còn phải cử hành cho con lễ vào hàng ngõ,
lễ vào hàng xóm, lễ vào hàng giáp, lễ vào làng, đại khái các lễ này là ghi tên
đứa nhỏ vào sổ họ, sổ hàng ngõ, sổ hàng xóm, sổ hàng giáp, sổ làng, nghĩa là
sổ ghi chỗ ngồi theo thứ tự ưu tiên trong việc ăn uống tiệc tùng tại làng. Có
ghi tên vào những sổ này, về sau đứa trẻ mới được hưởng quyền lợi và chia
phận sự của một trai làng, khi nó đến tuổi trưởng thành.

Vai trò các ông Đồ trong việc giáo dục trẻ quê thật là quan trọng: “Ồng Đồ

bao giờ cũng là những bậc văn tự, học vấn uyên bác (...) tuy không đỗ đạt gì
(... ) nhưng vì tiếng hay chữ đồn vang trong xứ thể theo lời ép buộc của dân
làng (phải) mở lớp dạy học”. Cũng cần nói thêm rằng trong quan niệm dân ta,
thầy Đồ có mục đích cao cả là khai hóa trí tuệ, trao quyền đạo làm người của
thánh hiền, cho nên học trò suốt đời vẫn ghi ơn thầy mình dù có đạt hay không.

Trình bày về hôn nhân Việt Nam, Toan Ánh nhấn mạnh về ảnh hưởng

phong tục Trung Hoa trên phong tục Việt Nam ở lãnh vực này nhưng thật ra,
hôn lễ Việt Nam có những nét đặc biệt của nó, không rập khuôn theo Chu
Công Lục Lễ, Thọ Mai Gia Lễ mà chỉ có những gia đình sang trọng, giàu có mới
bắt chước cho thêm phức tạp, ly kỳ. Hôn nhân Việt Nam, trái lại, vốn có khuynh
hướng giản dị hóa các nghi lễ và chủ yếu dựa trên hai phong tục độc đáo: cứ
tự do gặp gỡ, tự do lựa chọn, tự do luyến ái trước hôn nhân, sự công nhận,
chứng kiến và tán thành của tập thể qua lệ nộp cheo. Ngoài ra đám cưới Việt
Nam còn bao hàm một số phong tục khác không thấy có ở Trung Hoa: tục sêu
tết, tục ở rể, tục chăng giây, đóng cổng, hay tục cưới mau tang, cưới chạy tang,
cộng thêm một số biệt lệ địa phương khác đề cao vai trò người con gái trong
tình yêu và hôn nhân: sau lễ cưới, cô dâu về nhà cha mẹ mình một thời gian
dài hay ngắn, rồi mới về ở hẳn nhà chồng (tục làng Thị Cầu, làng Hoài Bão ở
Bắc Ninh, làng Vạn Vân ở Bắc Giang v.v...)

Tác giả Nếp Cũ có đề cập về hội hè đình đám, và các hát hội như là những

dịp gặp gỡ gần gũi giữa gái trai trước hôn nhân, nhưng ta chưa thấy tầm quan
trọng của các sự kiện phong tục này được nhấn mạnh đúng lúc của nó: chúng
tôi không nghĩ như tác giả rằng: “sự hữu biệt của nam

nữ cũng không đến nỗi quá khắt khe”; trái lại, bốn mùa công việc đồng áng

chung, rồi giờ nghỉ ngơi trên bờ đê, bờ giếng, bãi chợ, sân đình khiến cho trai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.