NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 300

300

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

gái có dịp giao dịch, tiếp xúc nhau thường xuyên; vô số bài ca dao, dân ca đã
ghi dấu cuộc đối thoại thân mật, tình tứ hay nghịch ngợm của những thanh
nam, thanh nữ nơi thôn dã. Trong dịp hội hè, người lớn lại có vẻ khuyến khích
cho trai gái của tuổi dậy thì tìm nhau, chung đụng hay chạm trán nhau qua
những trò chơi như đánh đu (dún đu); bắt chạch bỏ chum, bịt mắt bắt dê, đánh
cờ người, và nhất là qua những hội hát trong đó các địch thủ trai gái thử thách
nhau về trí tuệ và tình cảm trước khi phục tài, mến đức, lựa chọn nhau. Những
hội hát quan họ mùa xuân như hội Lim, hay những hội hát trống quân mùa
thu, xưa rất phổ biến tại miền Bắc, hay những cuộc hát ví miền Trung, hát hò
miền Nam đều là những bằng chứng phủ nhận sự “hữu biệt” giữa trai gái
thuộc giai cấp bình dân, và hơn nữa, xác nhận tính cách bình đẳng của hai
phái nam nữ trong lĩnh vực tình yêu và tình bạn.

Theo chúng tôi nhận xét, ảnh hưởng phong tục Trung Hoa trên phong tục

Việt Nam đã đưa đến nhiều hậu quả tiêu cực mà tác giả có thể phê phán và
lên án một cách dứt khoát hơn: tục đa thê, tục trọng nam khinh nữ, tục ép
duyên (mà tục ngữ ca cao đã phản đối và bêu rếu hơn một lần), những hình
phạt tàn nhẫn chỉ áp dụng cho đàn bà trong trường hợp lừa dối chồng (gọt
gáy bôi vôi, thả bè trôi sông); và sau hết, bổn phận “tam tòng” đơn phương.
Tất cả những tục lệ này, với những hậu quả có khi cực đoan và dã man, bất
nhân, thật đã làm thiệt thòi người đàn bà và giới hạn nặng nề sự thăng tiến
của phụ nữ qua quá trình tiến hóa xã hội. Chúng tôi tưởng ở điểm này, ta nên
nhấn mạnh hơn trên những khía cạnh lành mạnh của phong tục Việt Nam và
nhất là khuynh hướng bình đẳng bình quyền trong nếp sống gia đình dân gian
Việt Nam, đó là chưa kể những dấu hiệu, những bằng chứng và sự kiện sinh
hoạt nhằm mục đích đề cao địa vị và vai trò người đàn bà (“nội tướng”, “của
chồng công vợ”, “lệnh ông không bằng cồng bà”, v.v...).

Bên cạnh những ràng buộc bất công của “tam tòng” có sự đề cao “tứ đức”

(công, dung, ngôn, hạnh) nhưng thiết nghĩ tứ đức đây không phải là một giáo
điều đạo đức do Khổng giáo đề xướng mà chỉ là toát yếu những đức tính tự
nhiên của người đàn bà Việt nói riêng và của người phụ nữ lý tưởng nói chung
mà thôi.

Bàn về nhà cửa Việt Nam, tác giả Nếp Cũ đã nhận định được nguyên tắc

chính yếu của nền kiến trúc phương Đông mà ý hướng căn bản là coi thường
tiện nghi vật chất và coi trọng sự thư thái của tâm hồn, sự hòa hợp của con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.