50
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
mẹ, hoặc cũng có khi cháu ngoại cúng giỗ ông bà.
Trải qua mọi biến chuyển từ xưa tới nay, việc cúng giỗ đã thay đổi, việc
lập tự cũng chịu ảnh hưởng nhiều.
Hậu điền và Kỵ điền
Đã nói tới cúng giỗ, không thể không đề cập tới các hậu điền và kỵ điền
được.
Hậu điền là ruộng hậu, nguyên là của tư của một người vì không có con
cái, đem ruộng đó cúng cho họ hoặc cho làng để làm việc chung cho cả họ
hoặc cả làng: xây nhà thờ, làm đình chùa v.v... Họ hoặc làng nhận ruộng, rồi
khi người hiến ruộng chết họ hoặc làng sẽ cúng giỗ cho người này.
Kỵ điền là ruộng tư giao cho làng để cúng giỗ.
Có những trường hợp, những người không có con trai, con gái sẽ mua
ruộng cúng vào họ hoặc vào làng để họ hoặc làng sẽ làm giỗ cho cha mẹ
mình. những ruộng này gọi là kỵ điền. Trong “Học luật lệ An nam”, Thân
Trọng Huề viết:
Kỵ điền là ruộng tư giao cho làng để làm kỵ giỗ cho mình hay là kỵ giỗ cho
ông bà, cha mẹ mình.
Của hương hỏa
Của hương hỏa là của cải gia tiên để lại, lấy hoa lợi dùng trong việc thờ
phụng và cúng giỗ. Không con cháu nào có quyền phát mại của hương hỏa,
và trong trường hợp bị tịch biên, của hương hỏa cũng được trừ lại.
Cuốn gia phả ngày giỗ
Làm thế nào để nhớ hết ngày giỗ từ ngũ đại trở xuống, cả giỗ chính lẫn
giỗ phụ, giỗ phụ đây là ngày giỗ những ông mãnh, bà cô, giỗ ông chú bà
bác, vì chết yểu hoặc vì không con cái mà giỗ tết do các người cháu lo. nhiều
người gia trưởng hàng năm phải cúng rất nhiều giỗ, khó mà nhớ hết.
Mỗi ngày giỗ đều được ghi trong một cuốn gia phả, tức là quyển sổ ghi
chép tính danh, ngày sinh ngày tử và con cái của mỗi người. Mỗi gia đình
đều có một cuốn gia phả. Muốn nhớ mọi ngày giỗ phải tra cứu trong gia
phả. Quyển gia phả lại giúp người gia trưởng biết sự liên hệ giữa mình và
người hưởng giỗ để khấn vái trong khi cúng.
Ở nhà quê quyển gia phả được giữ gìn cẩn thận, một biến cố gì trong gia