52
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
đủ số nợ lại ra đi, nợ hết là chết, nên đối với những trẻ hài nhi này, sự cúng
giỗ không cần.
Nhiều gia đình hiếm muộn thương con, dù chúng chết yểu dưới tuổi hiểu
biết, tới ngày giỗ họ vẫn cúng để chúng khỏi trở thành những cô hồn, những
ma đói, ma khát. Có nhiều bà sinh đẻ nhiều lần vẫn không nuôi được, cho là
có tà ma ám ảnh, nhất là có giặc phạm nhan vào bắt con họ, nên lúc sinh con
họ thường giết chó đen lấy máu vẩy khắp buồng đẻ để trừ phạm nhan. Rủi
những đứa con này vẫn chết, họ cho đó là con lũ “mẹ Ranh”, nghĩa là bọn
ma quỷ, lộn kiếp vào nhà họ, rồi lại đi. Đối với hạng hài nhi ấy, không bao
giờ được cúng giỗ.
Ngày giỗ làng
Ngày giỗ làng tức là ngày thần kỵ, ngày giỗ các vị thần, ngày kỷ niệm các
vị thần đã qua đời.
Trong những ngày thần kỵ, các làng thường mở hội để dân làng mua vui,
nhất là ngày thần kỵ lại nhằm mùa xuân hoặc mùa thu
[7]
.
Ngày giỗ thần chỉ có một ngày, nhưng hội hè đình đám thường kéo dài
năm bảy hôm hay hơn nữa.
Trong những ngày thần kỵ có tế lễ rước xách và có những trò vui, theo tục
lệ của từng vùng cho dân chúng giải trí.
Thường trong những hội hè tổ chức nhân ngày thần kỵ có mấy nghi thức
chính:
Lễ mở cửa đình
Đình hàng ngày vẫn đóng cửa giữa, trừ những ngày tuần rằm mở ra để
cúng, xong lại đóng ngay. Trước ngày hội, cửa đình được mở rộng, trong khi
những ngày khác chỉ có hai cửa bên mở ra để thiện nam tín nữ vào cúng lễ.
Nhân lễ mở cửa đình, đình được quét tước lau chùi lại cùng với các tự khí.
Lễ mở cửa đình bắt đầu cho ngày hội và kể từ ngày đó có cúng lễ rồi.
Lễ mộc dục
Lễ mộc dục tức là lễ tắm tượng của thần linh. Những pho tượng này
thường quanh năm cất kỹ trong khám, thờ trong hậu cung, nay nhân tới ngày
[7] Ớ đây chỉ nói sơ qua. Xin xem chương Đạo Thờ Thần.