53
Thực hiện ebook:
Học thuật Phương Đông
www.hocthuatphuongdong.vn
thần kỵ, dân làng cử người chay tịnh mở khám để làm lễ mộc dục.
Lễ mộc dục tại nhiều nơi cử hành rất long trọng, có cuộc rước tượng ra
một khúc sông nào gần đấy.
-
Ngày lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng tại làng Đồng nhân, Hà Nội, lễ mộc dục
được cử thành vào ngày mồng 5 tháng hai âm lịch. Dân làng rước thánh giá
ra sông Hồng Hà để cử hành lễ này.
-
Hội đền chèm tỉnh phúc Yên, (nay thuộc Hà Nội), thờ ông Lý, ông Trọng,
lễ mộc dục được cử hành tại giữa sông Hồng Hà vào ngày 15 tháng 5 âm
lịch. Làng chèm ở tả ngạn sông Hồng Hà. Tượng ông Lý, ông Trọng rất cao
lớn, được khiêng bởi một số thanh niên do dân làng cắt cử, xuống thuyền rồi
chở ra giữa sông tắm tượng bằng nước giữa dòng.
-
Tại xã Thụy Khuê, phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây (Hà N
ỘÌ
), có đền thờ ông
Từ Đạo Hạnh ở chân núi Sài Sơn. Hàng năm dân làng mở hội vào ngày mồng
7 tháng 3, có cử hành lễ tắm tượng trong ngày mồng 5.
Trên đây là mấy thí dụ đan cử ra để chứng tỏ lễ mộc dục là quan trọng
trong ngày thần kỵ.
Tế lễ
Lúc tế lễ thường có đọc văn tế kể lại công trạng lúc sinh thời của thần linh
với tất cả những chức tước đã được ban phong.
Văn tế sau khi đọc xong dân làng đốt ngay trong buổi lễ.
Người soạn văn tế cũng như người đọc văn tế, ông chủ tế phải là tay văn
học, có chân trong ban tư văn mới được vinh dự nhận những trách vụ ấy.
Ngoài ra các chân bồi tế, xướng tế, phụ tế đều là những người vào hàng
quan viên trở lên hoặc có chân trong ban tư văn, gồm những người có học
thức trong làng.
Sau cuộc tế lễ dân làng mới lần lượt theo lứa tuổi vào lễ trước bàn thờ.
Rước xách
Trong những ngày thần kỵ thường có rước xách từ miếu là nơi thường
ngày thần linh tại vị, tới đình, từ đình tới chùa, từ chùa về đình rồi lại từ đình
tới miếu.
Lúc rước kiệu thần được khiêng đi trước với đủ cờ quạt, tàn tán lọng. Lúc
các đồ tự khí bát bửu dàn bày. có phường bát âm cử nhạc, có trống lớn điểm,
có chiêng vang.