55
Thực hiện ebook:
Học thuật Phương Đông
www.hocthuatphuongdong.vn
Đại để trong các ngày thần kỵ, thường gồm mấy tục lệ trên, nhưng ngoài
những tục lệ này, dân các làng, còn có nhiều những cuộc vui khác để mua
vui cho khách thập phương tới lễ bái
[8]
.
Ngày giỗ quan trọng nhất của người Việt Nam: Giỗ tổ Hùng Vương
Người ta cúng giỗ tại gia đình, người ta dự giỗ họ, giỗ làng tức là ngày
thần kỵ, nhưng đó chỉ là những ngày giỗ riêng của từng xã, từng tôn tộc hoặc
từng gia đình.
Ngoài những giỗ riêng đó, tất cả những người Việt nam chúng ta đều có
một ngày giỗ chung: ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Trước đây hàng năm tại đền vua Hùng ở làng cổ Tích, phủ Lâm Thao, tỉnh
phú Thọ, có tổ chức quốc tế và có đại diện của triều đình tới đứng chủ tế
trong ngày giỗ.
Dân chúng các nơi kéo về đền Hùng lễ Tổ và ngay tại các tỉnh cũng có tế
vọng vua Hùng.
Miền Nam vẫn tổ chức kỷ niệm này tại Sài Gòn cũng như tại các tỉnh, và
dân chúng ngày nay nếu không thể về tận phú Thọ hành hương được thì
người ta vẫn dự lễ kỷ niệm vua Hùng tại Đền Hùng (Thảo cầm viên) với lòng
chân thành hướng về mộ Tổ.
Các báo chí đều có văn thơ riêng để đánh dấu ngày kỷ niệm này của dân
tộc. Cây có gốc, nước có nguồn, người ta ai không có tổ tiên.
Giỗ TRẬN ĐỐNG ĐA
Dân tộc Việt nam còn có một ngày giỗ chung, ngoài ngày giỗ Tổ Hùng
Vương, ai cũng biết, cũng nhớ, cũng lấy làm vinh dự, tuy đó không phải là
ngày kỷ niệm một người chết đã qua đời, đó là ngày giỗ trận Đống Đa vào
ngày mồng năm tháng giêng âm lịch để kỷ niệm ngày vua Quang Trung đại
phá quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị vào năm Kỷ Dậu (1789).
Sở dĩ gọi là ngày giỗ trận vì trong ngày hôm đó, dân làng Đồng Quang,
nơi có bãi Đống Đa, có mở hội tại chùa để tụng kinh siêu độ cho mấy vạn
quân Thanh đã bỏ mình nơi chiến địa. có thể nói đây là ngày giỗ các oan hồn
quân Thanh.
Trong ngày giỗ trận này, các ông già bà cả thường mang vàng hương tới
[8] Xin đón đọc Nếp Cũ - Hội hè đình đám.