NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 54

54

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Đám rước từ đình đến chùa có khi lại rước về ngay, có khi ngày hôm sau

mới rước về. Rước tới chùa là có ý để vị Thành hoàng tới lễ phật. Nếu đám
rước tới ngày hôm sau mới rước về có nghĩa là vị Thành hoàng ở lại chùa
chầu phật và nghe kinh.

Nhiều khi lại có rước từ đình tới các đền miếu khác trong làng hay tới đình

hay đền một làng bên: đó là đức Thành hoàng đi thăm các Thần linh khác
đồng xã hay biệt xã.

Trong đám rước trai làng được cử khiêng kiệu, cầm cờ đánh trống, vác tự

khí. các cụ già cầm hương đi trước. Tại nhiều nơi có thờ các vị thần, ngày hội
có các cô thanh nữ được cắt cử đi khiêng kiệu và có khi tế nữ quan nghĩa các
chân dự tế đều là phụ nữ.

Diễn lại thần tích

Một điều quan trọng trong ngày thần kỵ là diễn lại thần tích.
Tại làng phù Đổng, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc), hội mở vào

ngày 9 tháng 4, có diễn lại sự tích phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân. cuộc
diễn thần tích này rất đặc biệt, là cái đinh của mấy ngày hội. Một thiếu nữ
xinh đẹp được kén đóng vai tướng giặc chỉ huy và có 27 cô khác đóng vai
các tướng giặc phụ tá. Khi rước có 18 kiệu.

Làng An Lãng, tức là làng Láng, đại lý Hoàn Long, gần Hà nội, có đền thờ

ông Từ Đạo Hạnh, hàng năm trong ngày hội có rước kiệu qua đền làng Thụy
Hương, nơi có đền thờ ông Đại Điên, kẻ thù của ông Từ Đạo Hạnh. Khi kiệu
ông Từ Đạo Hạnh rước qua đền này, đám rước hướng ngọn cờ chỉ vào, đốt
pháo thăng thiên làm bộ gây sự, cốt diễn lại sự tích xung đột giữa ông Từ
Đạo Hạnh và ông Đại Điên.

Tại làng Trường Yên (nho Quan), ninh Bình (Hà nam ninh), nơi có đền thờ

vua Đinh Tiên Hoàng, hàng năm mở hội từ 13 đến hết 15 tháng 3 âm lịch.
Trong ngày 14 tháng 3, dân làng có diễn lại sự tích cờ lau tập trận của vua
Đinh.

Trên đây chỉ là mấy thí dụ, chứ trong các ngày thần kỵ ở hội nào cũng vậy,

dân làng phần nhiều cho diễn lại thần tích để dân chúng cùng tưởng niệm
tới thần linh và nhớ tới công ơn của người.

Thần tích nhiều khi hay, nhiều khi dở, người ta cũng vẫn cho diễn lại để

tỏ lòng kính trọng đối với vị thần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.