NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 70

70

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Hiếu đạo chưa đền ơn cúc dục
Khuất còn thêm tủi phận làm con
Vợ chồng thờ lẫn nhau:
Am dương chia cách đành đôi ngả
Nặng nợ tào khang một tấm lòng
Chồng thờ vợ:
Trăm năm ân ái nay ly biệt
Hôm sớm ra vào bặt bóng hồng
Thông dụng chung:
Người về âm cảnh thân thư thái
Kẻ ở dương gian dạ ngậm ngùi
Đối với ông bà cha mẹ, tại các bàn thờ ta có thể thấy đôi liễn mỗi bên bốn

chữ:

Mộc tùng căn trưởng
Thủy tự nguyên lưu
nghĩa là:
Cây theo cội lớn
Nước tự nguồn trôi

Bà Cô, ông Mãnh

Bà cô, ông Mãnh là những con cái trong gia đình chết trẻ, chưa lấy vợ lấy

chồng, gặp giờ linh, trở nên linh thiêng.

Sự linh thiêng này thường do sự báo mộng cho người sống và sự đi về

của những vong hồn này từng được người nhà các nhận qua một vài sự trạng
xảy ra trong gia đình, thí dụ như đom đốm xanh bay vào nhà, hóa chân hương
trong buổi cúng lễ v.v... mà theo tín ngưỡng thì tục cho đó là sự trở về hoặc
sự hiện hồn của người khuất.

các bà cô, ông Mãnh chính ra cũng được thờ trên bàn thờ tổ tiên, nhưng

vì tuổi nhỏ, sợ không dám cùng về hưởng lễ với các cụ trên một giường thờ
chung, cũng như ở trên dương trần, tại nhiều gia đình, trẻ con không được
phép ngồi cùng ăn với người lớn, nên có những bàn thờ riêng cho bà cô,
ông Mãnh.

Bàn thờ bà cô, ông Mãnh thường đặt ở dưới gầm hương án của bàn thờ

tổ tiên. như trên đã trình bày, bà cô, ông Mãnh vì tuổi nhỏ, phải thờ ở dưới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.