NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 74

74

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

Nhưng thường tình, các gia đình giàu có thì ngoài phần hương hỏa, biệt

hứa cho con trưởng, di sản cũng đem chia cho con trai con gái, có khi sai biệt
tùy theo hoàn cảnh từng đứa con và sự phân định của cha mẹ. phần nhiều
sau khi cha mẹ chết, nếu ở trong những gia đình giàu có thì ngoài những
phần con trưởng định biệt hứa hương hỏa, kỵ điền, còn lại thì con cái có thể
quân phân thừa hưởng không phân biệt trai gái. Có gia đình để lại tài sản
lớn và con cháu lại đông, có thể chia cho lớp sau nữa, từng trai gái, thứ
trưởng, nội ngoại mà sai biệt nhau chút ít.

Trường hợp mà ở những gia đình mà người cha chết trước thì của cải di

sản, hoặc phân chia cho từng người con đã ở riêng, hoặc con cái còn nhỏ thì
lập di chúc, tất cả mọi quyền phân chia đó người quả phụ hoặc người huynh
trưởng nắm giữ. Bởi vậy cũng có gia đình thiếu tính cách giáo dục, hoặc bởi
những ông huynh trưởng tham lam thì di sản của cha mẹ để lại có thể trong
sự phân chia thiếu cách công bằng, hoặc người huynh trưởng nắm giữ. Tiếp
theo, trừ ra phần di sản thì cha mẹ có quyền chia cho người ngoài, nhưng
trường hợp này rất ít. nếu trường hợp cha mẹ đã chết mà chưa chia gia sản
hoặc cũng không có di chúc, thì trong lúc còn lo việc tang chế cha mẹ, con
cái không được đem chia gia tài, phải chờ mãn tang. Vấn đề này có tính pháp
lý, nhưng thực sự nó đã thành phong tục tập quán đã lâu đời. Trong lúc chia
của thì cái nhà người cha ở thường để cho người con trưởng ở, chỉ chia tài
sản ruộng vườn và các nhà cửa khác.

Ở những trường hợp không có người đủ tư cách thừa hưởng thì nhà nước

sung công, nhưng nhà nước chỉ lấy bảy phần, còn ba phần giao cho một
người, một đoàn thể hay một cơ quan nào để làm phí tổn trong việc tế tự
chủ nhân. Theo lệ thường thì phần ấy thuộc quyền sở hữu của làng: một nửa
bỏ vào của công, một nửa làm hậu đình hay hậu tự cho người vô tự ấy.

Riêng về phần hương hỏa, di sản ấy không ai được chia, cũng không ai

được bán, mục đích là để bảo vệ sự thờ cúng tế tự tổ tiên.

Phần di sản ấy là của chung cả họ, người tộc trưởng chỉ được giữ và hưởng

hoa lợi, chớ không có quyền sở hữu làm tư sản. nhưng trong những trường
hợp nếu hội đồng gia tộc thuận tình thì của hương hỏa có thể đổi ra của
thường để bán mà làm công việc của họ như sửa từ đường. Trường hợp khác,
nếu trong họ không có ai là đàn ông nữa thì di sản hương hỏa cũng thành
của thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.