Gió rung tấm lụa linh-xa. Khói hương uốn theo gió nhẹ.
Bốn người khiêng chiếc linh xa đi chậm chậm, vừa đi vừa như cố ý đợi
chiếc đòn rồng đi kế sau, do ba mươi sáu đô-tùy khiêng theo mệnh-lệnh
người chấp-lệnh. Trên cỗ đòn rồng là chiếc quan-tài gỗ vàng-tâm, cỗ hậu do
ông đồ đã sắm từ lúc sinh-thời để khi chết yên-nghỉ trong đó. Phủ lên chiếc
quan tài này là chiếc nhà táng hình thuyền bát-nhã màu sặc-sỡ.
Một tấm lụa dài buộc vắt qua nhà táng từ bên này sang bên kia cỗ đòn.
Đi liền ngay cỗ đòn, hai người mang hai chiếc phù-phất áp lấy hai bên nhà
táng. Hai chiếc phù-phất này sẽ cắm trên mộ ông đồ.
Vinh và Mẫn đầu đội khăn quấn bằng giây chuối, áo tang chống mỗi
người một chiếc gậy tre đi dật lùi đằng trước quan-ải. Có nơi thì « cha đưa
mẹ đón » nghĩa là khi đưa đám cha thì theo sau áo quan, khi đi đám đưa mẹ
thì chống gậy đi lùi đằng trước, nhưng tục làng Kim-Đôi, cũng như phần
nhiều các xã tỉnh Bắc-Ninh, dù đám tang cha hay tang mẹ, các con trai cũng
đều chống gậy tre đi đón trước áo quan.
Cùng đi lùi trước áo quan, nhưng không chống gậy, đầu chít khăn tang
trắng và y phục trắng là Khoan và mấy người học-trò cũ của ông đồ. Khoan
là con rể phải đi trước áo quan theo tục lệ, còn mấy người kia là do tình thày
trò thâm trọng. Thờ thày cũng như thờ cha mẹ, lúc thày chết, trò cũng mặc
tang phục để tỏ lòng thành-kính biết-ơn.
Trông Vinh buồn-rầu lắm. Đôi mắt Vinh sưng mọng lên, chứng tỏ Vinh
đã khóc nhiều. Vinh có vẻ mệt-nhọc, hai bên có hai người học-trò của ông
đồ sốc cánh để Vinh đi.
Mẫn tuy ít tuổi, nhưng Mẫn cũng đau đớn trước tang cha. Một người
học-trò khác đi kèm với Mẫn trong đám tang.
Sau cỗ đòn tới một chiếc màn trắng, gọi là « bạch-mạc » hoặc
« phương-du ». Chiếc màn để che cho con cháu ông đồ đi đưa đám.
Bà đồ khóc lăn lộn. Tiệp cũng khóc-lóc như mẹ. Rồi đây chỉ trong vài
giờ nữa, ông đồ sẽ được vùi sâu dưới ba thước đất, và âm-dương sẽ hoàn-