Hương-án dẫn trước để các thực-án theo sau. Nhiều thực-án lắm. Đây
là những chiếc án-thư, trên có để những đồ ăn cúng hương-hồn người quá-
cố. Những thức ăn này, lúc đám tang trở về, tang chủ sẽ dùng làm phần biếu
các quan viên trong làng và hàng phe, hàng giáp đi đưa đám.
Qua những thực-án, ai cũng khen ông đồ Ngư tốt phúc, sống sao chết
vậy, lúc chết vẫn được con cháu, học-trò và bạn-bè quý mến như lúc sống,
ma-chay linh-đình, cỗ bàn to-tát.
Đây là một chiếc án-thư trên đặt một con lợn quay vàng rộm, mùi thơm
phưng-phức như đánh thức dạ-dày của người đi xem đám ; đây là một cỗ xôi
gạo nếp cái vừa dẻo vừa ngon, và trên cỗ xôi nằm hiên-ngang một con gà
thiến béo ngậy da căng những mỡ.
Rồi những án-thư hoa quả, những án-thư bánh trái. Rất nhiều, nhiều
lắm. Phần nhiều những đồ ăn trái quả bày trên các thực-án đều là những lễ
viếng của bạn-bè và nhất là học-trò cũ ngày nay đã làm nên danh vọng.
Hết lượt các thực-án, ban nhạc đám dẫn-diệu đi. Cùng với ban nhạc
đám hôm nay lại có cả phường bát âm của hàng xã đưa tiễn ông đồ đến nơi
an-nghỉ cuối cùng.
Tiếng trống kèn của ban nhạc hòa hợp nên một điệu buồn thảm, nhắc
cảnh đau thương tử-biệt. Tiếng trống lẫn tiếng kèn, thợ trống trước thợ kèn.
Trong khi người thợ kèn phùng má trợn mép, vừa đi vừa thổi những điệu
kèn « tò e tĩ ỏi » thì người thợ trống cũng luôn tay dùi, lựa cho tiếng trống
ăn với tiếng kèn.
Những hồi kèn trống dứt, là điệu bát-âm ai-oán nổi lên. Dân làng muốn
tiễn đưa ông đồ trong tiếng đàn tiếng sáo, nhưng đàn sáo đây phải nhiễm
màu tang-tóc đau-thương.
Phương bát âm đi ! Họ đi trước hai người vác hai chiếc đan-biển mang
hai chữ « Trung-tín » để biểu tả lòng trung-thực của người khuất.
Liền sau hai đan-biển là chiếc linh-xa, trên có bát hương tỏa khói nghi-
ngút, trước một tấm hình thô-sơ trong y-phục chững-chạc của ông đồ.