Việc mời đề-chủ để viết trọn chữ chủ chỉ thấy có trong những đám tang
long-trọng, nhất là của các tay văn-tự.
Người đứng đề-chủ phải là một vị quan đang tại chức hoặc một vị hưu-
quan nhưng đã đỗ đại khoa. Vị này chỉ lấy bút mực chấm chữ tam thành chữ
CHỦ, nghĩa là phải chấm một nét trên đầu và xổ một dọc thẳng ở dưới.
Đề-chủ có một người phụng-chủ phụ-tá. Người phụng-chủ này bưng
bài-vị người chết từ bàn thờ tới chỗ ông đề-chủ ngồi, đợi ông đề-chủ viết
xong lại mang bài vị trở lại bàn thờ.
Ông đồ Ngư là một tay văn-học, lại là thày học có nhiều học-trò đã làm
nên, bởi vậy dù tang-chủ muốn giản-tiện cũng không được, các học-trò
muốn đám tang thày được linh-đình với đủ mọi lễ-nghi để tỏ lòng biết ơn
đối với thày. Mọi sự tốn kém các trò cũ mới đều chia nhau chịu.
Lễ-vật đối với vị đề-chủ rất sang-trọng. Thường thường ngoài tiền nong
và lễ-vật riêng, vị đề-chủ được hưởng hết những vải lụa căng quanh vách
trạm, những đồ-đạc bàn ghế bày trong nhà trạm.
Lễ đề-chủ rất long trọng. Ông tiên-chỉ trịnh trọng cầm bút chấm mực,
thoạt đầu chấm nét trên đầu rồi vạch nét xổ.
Tang-chủ, các bạn-hữu ông đồ và cả những học-trò của ông đồ đều xúm
quanh vị đề-chủ để xem vị này viết xong nét chấm và nét xổ cho chữ CHỦ.
Sau đó vị phụng-chủ lại bưng bài-vị trở lại bàn thờ.
Tang-chủ cám ơn hai vị đề-chủ và phụng-chủ, một lần nữa mời mọi
người ăn trầu, hút thuốc và uống nước, trước khi đám tang lại tiếp-tục diễn-
hành.
Đám tang thẳng phía nghĩa-địa làng tiến tới.
Phường tuồng dẫn đường vẫn đi đầu với lũ con trẻ rất đông chạy theo
từng bước. Những lá cờ, những câu đối, những bức trướng phấp-phới bay.
Tiếng trống tiếng kèn, nhạc bát-âm hòa điệu cùng tiếng khóc.
Mặt trời đã lên cao. Ánh nắng rung-rinh phản chiếu trên những mặt
kính, trên những tờ trang-kim long-lanh của chiếc nhà táng đang chầm chậm