NẾP XƯA - Trang 113

Thật đúng, như ta thường nói sống lâu mà chết chóng ! Thời gian thấm-

thoát trôi qua rất mau lẹ. Kể từ ngày ông đồ nhắm mắt, tang ma xong chẳng
mấy chốc tới ngày rằm đầu tiên, rồi lần lần rằm này qua, mồng một đến thoi
đưa vùn-vụt đã tới tuần tứ-cửu.

Ngày rằm đầu tiên, bà đồ cho sửa lễ trịnh-trọng để cúng chồng. Cúng ở

nhà rồi lại cúng ở mộ. Bà đồ lại khóc-lóc đau-đớn, và Tiệp cũng lại than-van
kể-lể.

Mới có mấy ngày, nghĩa vợ chồng, tình ruột thịt phải đâu dễ khuây

trước cảnh đau buồn tử-biệt.

Rằm trước rồi đến rằm sau qua ngày mồng một. Mỗi lần mồng một hay

rằm, nhà bà đồ đều có lễ cúng ông đồ, và có mời sư tới tụng kinh cầu
nguyện cho vong-hồn ông.

Trong những buổi lễ này, ngoài người nhà cũng có một số học-trò tới

cúng thày, chia nhau ra thăm mộ thày.

Thỉnh-thoảng, một người bạn quen ở xa, một người học-trò cũ đang

trọng-nhậm tại một nơi sơn cùng thủy tận nào được tin tới viếng lại là một
dịp để bà đồ kể-lể nỗi thương đau.

Trước nỗi buồn của bà đồ, khách viếng không khỏi mủi lòng. Người

bạn cũ nhắc lại sự thân-mật, tình liên-lạc giữa mình với ông đồ, và bao nhiêu
kỷ-niệm cũ được nói tới để khen ngợi người đã khuất và để an-ủi người còn
sống.

Còn các học-trò cũ, nhờ ông đồ tác-thành, mà lúc ông đồ trăm tuổi lại

không được dự lễ tang tống chung, ai nấy đều ân-hận. Họ lễ trước bàn thờ
thày, họ nhờ người nhà bà đồ đưa ra mộ để họ được lễ mộ thày, đắp thêm
một nắm đất, cắm một nén hương.

« Nhất tự vi sư, bán tự vi sư » huống chi ông đồ đã dạy họ suốt ngày

này sang ngày khác, rèn luyện để cho họ nên người !

Ngoài những buổi có khách hoặc học-trò cũ của ông đồ tới viếng, cuộc

sống ở nhà bà đồ luôn luôn đượm vẻ u buồn, và những buổi chiều tà, những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.